Phú Thọ đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
Thứ Tư, 26/10/2022, 07:30 [GMT+7]
Trong những năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ tỉnh thường xuyên quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 18-KH/TU, ngày 14/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Hướng dẫn số 05-HD/TU, ngày 28/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Tập trung chỉ đạo nâng cao nhận thức cho mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các cơ quan, đơn vị, trước hết là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên và hội viên nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai thực hiện việc cam kết bằng văn bản của cán bộ, đảng viên với các nội dung trọng tâm như: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; Cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, chống biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" để thường xuyên rèn luyện, phấn đấu và làm cơ sở kiểm điểm, đánh giá cán bộ, đảng viên hằng năm và cuối nhiệm kỳ bầu cử, bổ nhiệm. Với sự chỉ đạo tích cực, đã tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên về việc rèn luyện bản lĩnh chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, phòng, chống những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, bảo đảm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ, đảng viên kiểm điểm, tự phê bình và phê bình những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 gắn với kiểm điểm, tự phê bình và phê bình tập thể lãnh đạo, quản lý, đánh giá cán bộ, đảng viên hằng năm và theo nhiệm kỳ. Trong kiểm điểm đã đi sâu vào kiểm điểm, nhận diện và xác định những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Hội nghị triển khai Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ |
Hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có những biểu hiện vi phạm, suy thoái. Sau kiểm điểm, các tập thể và cá nhân đều xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã nêu ra và đề ra nhiệm vụ, giải pháp khắc phục. Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp gợi ý kiểm điểm đã nhận thức đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc tiếp thu nội dung gợi ý để xây dựng báo cáo giải trình, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân đối với nội dung được gợi ý. Những nội dung gợi ý kiểm điểm nhìn chung mới chỉ ở mức độ có biểu hiện sai phạm cần phải đôn đốc, nhắc nhở, kịp thời chấn chỉnh để mỗi tập thể, cá nhân kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, tiếp thu, rút kinh nghiệm, không mang tính chất nghiêm trọng do đó không có trường hợp tập thể, cá nhân nào sau kiểm điểm phát hiện sai phạm đến mức phải xử lý kỷ luật. Công tác đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy trong tỉnh chỉ đạo bảo đảm chặt chẽ, khách quan, dân chủ, dần đi vào thực chất.
Căn cứ 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ theo Nghị quyết Trung ương 4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Hướng dẫn số 15-HD/TU, ngày 15/11/2019 về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; nội dung hướng dẫn đã cụ thể hóa 27 biểu hiện thành 65 biểu hiện theo 03 nhóm đối tượng 12; qua đó cán bộ, đảng viên dễ nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt cấp ủy và chi bộ; đưa nội dung kiểm điểm, tự phê bình những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trở thành việc làm thường xuyên của đảng viên trong sinh hoạt chi bộ hằng tháng; trong đó, mỗi đảng viên phải tự đối chiếu với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" để kiểm điểm, nhận diện, tự phê bình và phê bình; chi ủy gợi ý kiểm điểm đối với đảng viên nếu thấy có biểu hiện vi phạm; nhiều cấp ủy đã gợi ý kiểm điểm và chỉ đạo sinh hoạt chuyên đề sâu đối với chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên có biểu hiện vi phạm, góp phần đấu tranh, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong Đảng bộ tỉnh. Từ năm 2016-2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiến hành kiểm tra đối với 16 tổ chức đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị; ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã giám sát đối với 21 tổ chức đảng và 28 đảng viên trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; việc chấp hành quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ; chấp hành chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Nhằm đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra các vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 15-KH/TU, ngày 07/7/2016 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Chỉ đạo các cấp ủy, các cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Chỉ thị số 26-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Các huyện, thành, thị ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng, lãng phí; (1) Nhóm biểu hiện nhận diện chung đối với tất cả đảng viên gồm 41 biểu hiện; (2) Nhóm nhận diện biểu hiện đối với đảng viên hưu trí gồm 41 biểu hiện chung và 01 biểu hiện riêng; (3) Nhóm biểu hiện đối với đảng viên đang công tác và đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo quản lý gồm 64 biểu hiện 13 Các cấp ủy và chi bộ đã kiểm tra 5.928 lượt tổ chức đảng; 2.029 lượt đảng viên (trong đó: cấp ủy viên các cấp 1.210), giám sát chuyên đề 2.089 luợt tổ chức đảng; 2.160 lượt đảng viên (trong đó: cấp ủy viên các cấp 1.222).
Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác nội chính, phòng chống tham nhũng; tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm như quản lý tài chính, đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sử dụng tài sản công. Công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý hành vi tham nhũng được đẩy mạnh. Từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đến nay, các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ tỉnh đã xem xét, xử lý kỷ luật 1.637 đảng viên có biểu hiện suy thoái.
Xác định công tác phòng ngừa tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là việc làm trọng tâm, thường xuyên, liên tục. Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền đối với triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN, tiêu cực đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật về PCTN, phòng ngừa tiêu cực.
Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tiêu cực nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, đơn vị; việc kê khai tài sản, thu nhập và xác minh, xử lý tài sản, thu nhập bất minh; Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý vụ việc về tham nhũng, tiêu cực đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; công tác thanh tra của chính quyền; công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tố tụng, tập trung vào một số lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực.
Ba là, hằng năm chỉ đạo xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tập trung vào một số lĩnh vực nhạy cảm tiềm ẩn xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực cao, trước hết là cấp ủy viên các cấp trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên. Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra rà soát kết luận thanh tra kinh tế - xã hội nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót, sơ hở, kiên quết xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân có sai phạm. Thường xuyên chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên; khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Bốn là, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng ngừa tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ pháp luật nói chung và làm công tác phòng ngừa tiêu cực trong sạch, vững mạnh hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát huy vai trò của toàn xã hội trong đấu tranh phòng ngừa tiêu cực; gắn công tác đấu tranh phòng ngừa tiêu cực với việc thực hiện "Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở" và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.
Năm là, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) gắn với kiểm tra, kiểm soát quyền hạn của cán bộ, đảng viên trực tiếp thực hiện hoạt động tố tụng trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực có đảng viên vi phạm; đồng thời, quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp (tỉnh, huyện) đối với các cơ quan tố tụng và các vụ án, vụ việc cụ thể. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, cơ quan trong khối nội chính với ủy ban MTTQ, các đoàn thể và nhân dân nhằm phát huy dân chủ, nâng cao hiệu quả giám sát đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Lê Phượng