Chủ nhật, 12/1/2025, 1:35 [GMT + 7]
.
.

Tập huấn Thông tư số 03/2013/TT-TTCP

Thứ Tư, 20/11/2013, 10:57 [GMT+7]

Sáng ngày 15-11-2013, tại tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Hội nghị tập huấn Thông tư số 03/2013/TT-TTCP quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Các đại biểu dự Hội nghị đã được tiếp thu các chuyên đề về nội dung Thông tư gồm: Chế độ bao công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ,chống tham nhũng đưa ra các quy định về các loại báo cáo, nội dung báo cáo, hình thức báo cáo, trách nhiệm báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm từ cấp bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tại các tổng cục, cục thuộc bộ.
Thông tư chỉ rõ: Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là văn bản tổng hợp tình hình, kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Có 2 loại báo cáo được thông tư quy định là: Báo cáo định kỳ, là các báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, hàng năm; báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ. Các báo cáo có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là yêu cầu tất yếu, khách quan từ hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và về công tác của ngành Thanh tra nói riêng. Công tác này nhằm phục vụ việc quản lý, chỉ đạo điều hành của thủ trưởng các cơ quan đơn vị Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan thanh tra. Đồng thời, phục vụ việc phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan quản lý Nhà nước, giữa cơ quan thanh tra cấp trên và cơ quan thanh tra cấp dưới trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, giúp các cơ quan thanh tra, cán bộ thanh tra nắm được thông tin, sự chỉ đạo điều hành để việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hoặc điều chỉnh kế hoạch công tác thanh tra trong từng giai đoạn được kịp thời, đúng định hướng, bám sát việc thực hiện có hiệu quả hơn chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra; phục vụ công tác nghiên cứu và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng…
                                                                              

Thảo Quyên
                                                                         (Đài PTTH Hòa Bình)
 

;
.