Thông cáo số 22, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV
Ngày 20-6-2017, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp.
Buổi sáng
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành.
1. Biểu quyết thông qua Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi):
Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Ðịnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Ðiều 4 - Nguyên tắc bồi thường của Nhà nước, Ðiều 34 - Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự và toàn văn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi).
Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường |
2. Biểu quyết thông qua Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi):
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Ðịnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Ðiều 7 - Người được trợ giúp pháp lý và toàn văn Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi).
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành.
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật thủy sản (sửa đổi).
Trong quá trình thảo luận, đã có 24 đại biểu Quốc hội phát biểu và một đại biểu tranh luận. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
- Nguyên tắc hoạt động thủy sản;
- Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản;
- Nuôi trồng, khai thác thủy sản; thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản;
- Lực lượng kiểm ngư;
- Khu bảo tồn biển, khu bảo tồn thủy sản nội địa;
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và sự cần thiết hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Quản lý tàu cá, dịch vụ hậu cần trong khai thác thủy sản;
- Chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản…
Sau đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật thủy sản (sửa đổi).
Cũng trong buổi sáng, Ðoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Cộng hòa Ha-i-ti do Chủ tịch Thượng viện dẫn đầu đã đến thăm và dự phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam.
Buổi chiều
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành.
1. Biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13:
Quốc hội đã nghe:
- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.
- Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Khoản 3 Ðiều 1 - Trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Ðiều 12, Khoản 5 Ðiều 1 - Không tố giác tội phạm tại Ðiều 19, Khoản 51
Ðiều 1 - Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp tại Ðiều 217a và toàn văn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.
2. Biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Hình sự:
Quốc hội đã nghe Phó Tổng Thư ký Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Hình sự.
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Ðiều 2 - Việc áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 và toàn văn Nghị quyết.
Phó Chủ tịch Quốc hội Ðỗ Bá Tỵ điều hành.
3. Biểu quyết thông qua Luật Cảnh vệ:
Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh vệ.
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Ðiều 10 - Ðối tượng cảnh vệ, Ðiều 22 - Huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ và toàn văn Luật Cảnh vệ.
4. Biểu quyết thông qua Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Ðiều 18 - Ðối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, Ðiều 22 - Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng, Ðiều 23 - Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và toàn văn Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Thứ tư, ngày 21-6-2017, buổi sáng, Quốc hội họp phiên bế mạc để biểu quyết, thông qua một số nội dung.
Vũ Khuyên
(Truyền hình Quốc hội)