Thứ Ba, 3/12/2024, 4:3 [GMT + 7]
.
.

Quá trình hình thành và phát triển của Ban Nội chính Tỉnh ủy Ninh Thuận

Thứ Sáu, 15/01/2016, 14:55 [GMT+7]
    Ngày 26-11-1993, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận ban bành Quyết định số 138-QĐ/TU về việc thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Điểm nổi bật về thành tích kết quả hoạt động của Ban Nội chính Tỉnh ủy thời kỳ này là xuất phát từ nhiệm vụ chính trị đối ngoại của đất nước, đang trong giai đoạn cuối của đàm phán tiến tới bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, các thế lực thù địch tăng cường hoạt động diễn biến hòa bình, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, bên cạnh đó, hoạt động của các tổ chức Chăm lưu vong rất phức tạp. Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy thành lập nhiều đoàn kiểm tra, thường xuyên kiểm tra trực tiếp, chuyên sâu tại các cơ quan tố tụng và các huyện, thị ủy. Cùng với tăng cường trách nhiệm kiểm sát giam giữ, cải tạo của ngành Kiểm sát trong bắt giữ, xử lý tội phạm. Đến cuối năm 1995 tỷ lệ xử lý hình sự trong bắt tạm giữ, tạm giam đã nâng từ 18-21% lên khoảng 45%, khắc phục một bước cơ bản tình trạng lạm dụng trong bắt khẩn cấp, bắt thay cho công tác điều tra. Đáng lưu ý là, không để kẻ xấu lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong bắt giam giữ và thực hiện chế độ đối với người bị giam giữ để kích động, xuyên tạc. Qua kiểm tra, đã đề xuất Thường vụ Tỉnh ủy có nhiều chủ trương trong biện pháp chỉ đạo sát hợp để thực hiện tốt hơn Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 7) về nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia chống diễn biến hòa bình; nhận thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cách mạng được nâng lên, công tác giữ gìn an ninh trật tự có chuyển biến rõ nét, nhất là vùng xa, rừng sâu.
 
    Giai đoạn 1996-2000, Ban đã nghiên cứu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bắt giữ, điều tra, xử lý tội phạm; tham mưu giúp Thường vụ Tỉnh ủy cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 15-5-1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp phòng, chống tham nhũng thành kế hoạch, chương trình của Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức thực hiện ở các cấp ủy; Chỉ thị Q6-CT/TW ngày 30-11-1996 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chỉ thị 19-CT/TW ngày 19-4-1993 của Ban Bí thư về lãnh đạo công tác Hội Luật gia Việt Nam; chỉ thị số 34-CT/TW ngày 18-3-1994 về lãnh đạo tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán; Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18-02-1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII) về cải cách hành chính nhà nước. Điểm nổi bật là, Ban đã nghiên cứu, đề xuất Tỉnh ủy ban hành nhiều quy định về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật; Quy định về sự phối hợp hoạt động các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác xét xử tội phạm.
 
Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng của Tỉnh ủy Ninh Thuận
Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng của Tỉnh ủy Ninh Thuận
    Thực hiện Kế hoạch 01-KHLB/BNCTW-UBKTTW của Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kiểm tra công tác chống tham nhũng, buôn lậu trong ngành Công an, Ban chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng ngành Kiểm sát, kiểm tra công tác bắt, giam giữ, xử lý tội phạm, qua đó tham mưu Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chính sách pháp luật không để xảy ra đầu gấu trong trại tạm giam, từ đó kết quả xử lý hình sự trong bắt tạm giữ năm sau cao hơn năm trước nâng lên từ 45% 1996 lên 64% năm 2000.
 
    Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy có kế hoạch, quy định, đôn đốc hướng dẫn việc triển khai ở các huyện, thị ủy về thực hiện hướng dẫn số 09-HD/NCTW ngày 12-01-1995 của Ban Nội chính Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách công tác nội chính trong Văn phòng Huyện ủy. Theo đó, 100% các văn phòng huyện, thành ủy có cán bộ là chuyên viên nội chính cấp ủy, phân công đồng chí Phó Bí thư Thường trực cấp ủy phụ trách công tác nội chính. Ngoài ra, đối với cấp xã, thị trấn đã thí điểm lập Tổ an ninh nội chính do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Tổ trường, các thành viên là công an, quân sự, tư pháp và UBND xã ở huyện Ninh Phước.
 
    Nghiên cứu, đề xuất Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo giải quyết nhiều vụ án, vụ việc quan trọng, phức tạp, dư luận quan tâm góp phần ổn định trật tự xã hội: Vụ án Nguyễn Văn Cương tham ô tài sản ở Chi cục thuế Ninh Sơn; vụ tham ô, làm trái ở Công ty cấp thoát nước Ninh Thuận; vụ nhận hối lộ ở Trạm cân xe Cà Đú; vụ thi hành án dân sự liên quan đến ông Nguyễn Thành Nhâu ở phường Phủ Hà;… 
 
    Giai đoạn 2000-2013, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (khóa VIII) Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận đã quyết định chuyển giao chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Tỉnh ủy cho Văn phòng Tỉnh ủy đảm nhiệm; sau đó, thành lập Phòng Nội chính - Tiếp dân trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy.
 
    Giai đoạn 2008-2011, để phối hợp tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo công tác này, Văn phòng Tỉnh ủy đã liên hệ thường xuyên với Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
 
    Tham mưu xử lý vụ án, vụ việc quan trọng phức tạp theo quy định tại Chỉ thị 52-CT/TW trước đây và Chỉ thị 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đển năm 2020; tham gia tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo diễn tập vận hành trong khu vực phòng thủ của tỉnh và các huyện, thành phố hàng năm.
 
    Phòng Nội chính - Tiếp dân đã giúp lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Đảng ủy Quân Sự, Công an, Biên phòng tỉnh, tham mưu Tỉnh ủy tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới gắn với việc đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) về nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia chống diễn biến hòa bình; Chỉ thị 33-CT/TW về một số nhiệm vụ cấp bách về công tác tư pháp cần thực hiện ngay trong năm 2000; thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW ngày 07-7-2007 của Bộ Chính trị về “sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng”; kiểm tra trực tiếp và tiến hành tổng kết Chỉ thị 29-CT/TW ngày 08-11-1993 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật". Giúp Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng tham mưu sơ kết 3 năm, 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; theo đó Văn phòng Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo đã kiểm tra, giám sát, đôn đốc 60 cuộc về công tác phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan, tố chức, đơn vị và giám sát chuyên sâu tại 17 đơn vị; thành lập các đoàn xác minh vụ việc cụ thể do báo và Hội đồng nhân dân tỉnh phản ánh. 
 
    Phòng Nội chính - Tiếp dân đã kịp thời giúp lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu, đề xuất Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra làm rõ, sai phạm, chỉ đạo tổ chức rút kinh nghiệm trong các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp của tỉnh về những thiếu sót, khuyết điểm trong giải quyết các vụ án. Tham mưu, đề xuất, văn bản hóa sự lãnh đạo của Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo hiệu quả các vụ việc, vụ án quan trọng, phức tạp theo quy định của Đảng, như: Vụ khiếu nại đòi lại đất ở Nông trường Bông Thành Son, 73 hộ người Chăm đòi hỗ trợ công khai hoang ở dự án Muối công nghiệp Quán Thẻ; vụ án gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản công dân giữa thôn người Chăm và thôn người Kinh ở xã Phước Hải, huyện Ninh Phước;...
 
    Ngoài việc nghiên cứu xử lý đơn thư gửi đến cấp ủy, Phòng Nội chính - Tiếp dân còn theo dõi chặt chẽ các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp để tham mưu, đề xuất cấp ủy chỉ đạo 
 
    Giai đoạn từ tháng 7-2013 đến nay, thực hiện Quy định số 183-QĐ/TW, Công văn số 155-CV/TW ngày 08-4-2013 của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 1977-QĐ/TU ngày 13-6-2013 về việc lập lại Ban Nội chính Tỉnh ủy với chức năng là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
 
    Ngay sau khi thành lập, dưới sự chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự hướng dẫn của Ban Nội chính Trung ương, sự phối hợp với các ban Đảng, các ngành trong khối Nội chính, Ban đã tham mưu giúp Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức quán triệt và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Chương trình trọng tâm công tác PCTN năm 2015; kiểm tra và sơ kết 8 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí và kết quả phát hiện, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng; sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 07-CT/TU ngày 05-01-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thi hành án dân sự; sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 22-6-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở; Ban chủ động xây dựng đề án tổng quan về tình hình vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ phát triển rừng và giải pháp phòng ngừa để đề xuất Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo.
 
    Triển khai xây dựng, thực hiện tốt các Quy chế phối hợp của Ban với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Đảng ủy, Ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan Nội chính bài bản, khoa học, thiết thực cụ thể; kiểm tra, tổng kết 08 năm thực hiện Chỉ thị số 12- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh; tổng kết Nghị quyết 48-NQ/TW, của Bộ Chính trị về chiến lược xây dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và công tác cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2011-2015; ban hành Chỉ thỉ số 56-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; kế hoạch rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2014; Kế hoạch giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2015; Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
 
    Qua đó, nhận thức, trách nhiệm về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng được nâng lên, trong đó 06 nhóm giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí được tổ chức thực hiện nền nếp, nghiêm túc; công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các dịp lễ, tết và sự kiện chính trị quan trọng; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương giao, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh cũng đề ra nhiều chủ trương, biện pháp sát hợp, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, không để xảy ra oan người vô tội, các sai sót được hạn chế.
Đồng thời, ngay từ khi tái lập, Ban đã nghiên cứu biên soạn 05 chuyên đề nghiệp vụ và tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác nội chính và PCTN cho hơn 1.600 người là cấp ủy viên cơ sở, lãnh đạo phòng, ban cấp huyện, Chủ tịch xã và cán bộ tham mưu về lĩnh vực nội chính.
 
    Tham mưu, đề xuất Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo giải quyết hiệu quả nhiều vụ án, vụ việc quan trọng về an ninh trật tự và khiếu nại, tranh chấp đất đai; các vụ việc phức tạp. Đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn các huyện ủy chỉ đạo giải quyết tốt 08 vụ vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và chống người thi hành công vụ; 15 vụ việc, vụ án tham những (công tác điều tra, truy tố 08 vụ; công tác xét xử 07/08 vụ) và tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến 02 vụ việc theo Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị.
 
    Có thể nói, hơn hai năm tái lập, Ban Nội chính Tỉnh ủy Ninh Thuận đã tham mưu Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng kịp thời, sâu sát và hiệu quả; các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, được tham mưu giải quyết kịp thời bảo đảm quy định của pháp luật; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp được theo dõi và đôn đốc chỉ đạo giải quyết chặt chẽ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị Đảng và Nhà nước về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm thường xuyên. Từ đó, khẳng định rằng, việc tái lập Ban Nội chính Tỉnh ủy là chủ trương đúng đắn.
Thu Hà
;
.