Kon Tum: Phổ biến, quán triệt về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh

Thứ Ba, 27/06/2023, 17:21 [GMT+7]
    Ngày 27/6, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, quán triệt về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho gần 1000 cán bộ, công chức và các cơ quan liên quan của tỉnh. Đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.
 
Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
    Đại biểu tại điểm cầu chính và các điểm cầu vệ tinh được nghe đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Vụ Trưởng Vụ Địa phương I, Ban Nội chính Trung ương trình bày các chuyên đề: (1) Những vấn đề cơ bản về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; (2) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là những chuyên đề hết sức cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, là cơ hội để cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh kịp thời cập nhật các kiến thức mới, những kinh nghiệm thực tiễn; nắm được tình hình hoạt động và một số kết quả của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; từ đó giúp cán bộ, đảng viên nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Hội nghị còn được nghe thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh thông tin về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh từ khi thành lập đến nay.
 
Đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo
Đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo
    Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh đề nghị, ngay sau Hội nghị, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:  (1) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trọng tâm là các kết luận của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các Phiên họp, Cuộc họp. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức về đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng giáo dục về bản lĩnh chính trị, kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; thực hiện hiệu quả Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". (2) Tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp về phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực theo quy định; thực hiện nghiêm công tác kiểm tra nội bộ để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực, “tham nhũng vặt” tại cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, có nhiều dư luận quan tâm, những vấn đề nổi cộm…; trong quá trình kiểm tra, thanh tra, thi hành án nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. (3) Phát huy vai trò người đứng đầu trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý, đặc biệt là việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, quy trình nghiệp vụ; đẩy mạnh việc phát hiện, xử lý tình trạng "tham nhũng vặt", tiêu cực ở cơ quan, đơn vị, địa phương. (4) Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, giám sát, thu thập thông tin phản ánh, tố cáo; phát hiện xử lý tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. (5) Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nội chính, nhất là các cơ quan tố tụng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý đồng bộ kỷ luật đảng, chính quyền theo quy định. 
 
Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Địa phương I, Ban Nội chính Trung ương trình bày các chuyên đề tại Hội Nghị
Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Địa phương I, Ban Nội chính Trung ương trình bày các chuyên đề tại Hội Nghị
    Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của địa phương. Kiên trì giáo dục rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
           Mỹ Ngọc     
                                    (Ban Nội chính Trung ương)
.