Thứ Hai, 25/11/2024, 19:25 [GMT + 7]
.
.

Góp phần hoàn thiện Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 - cần sửa đổi một số quy định về ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ Ba, 07/01/2014, 15:11 [GMT+7]
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra tại Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Trong thời gian qua, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều đổi mới, cải tiến về tổ chức và hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Cụ thể là:
    - Trong xây dựng luật, pháp lệnh, việc lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ và hàng năm đã quán triệt và thế chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Việc cho ý kiến về các dự án luật theo hướng tập trung vào một số vấn đề chính như: phạm vi điều chỉnh, các nội dung mang tính chính sách và một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau, quy trình, thủ tục trình dự án, từ đó xác định dự án đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội. Các pháp lệnh, nghị quyết được ban hành đạt yêu cầu chất lượng, phù họp với chủ trương, đường lối của Đảng.
    - Trong công tác giám sát, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ động chỉ đạo sát sao việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo, điều hòa, phối hợp hoạt động, theo dõi thực hiện kiến nghị sau giám sát. Đã tăng cường giám sát việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống. Giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân thường xuyên hơn. Từ phiên họp thứ 7 của nhiệm kỳ khóa XII, ủy ban Thường vụ Quốc, hội đã tổ chức việc chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp ủy ban Thường vụ Quốc hội, giúp hoạt động giám sát được kịp thời hơn đối với những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống, góp phần giảm tải nội dung chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội.
    - Trong việc công bố và chủ trì bầu cử đại biểu Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các nghị quyết công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII đúng quy định. Đồng thời, đã chỉ đạo triển khai các công việc phục vụ công tác bầu cử, bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm. Phối hợp chặt chẽ với Hội đồng bầu cử Trung ương, Đoàn Chủ tịch úy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan hữu quan lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiếm tra quá trình chuẩn bị và tố chức bầu cử.
    - Trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, căn cứ vào chương trình công tác nhiệm kỳ, hàng năm, hàng quý, hàng tháng, ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công cụ thể theo từng lĩnh vực công tác, tránh bị động và hạn chế tối đa chồng chéo trong công việc, nhất là trong lĩnh vực giám sát, thấm tra hoặc phối họp thấm tra các dự án, báo cáo, bảo đảm chất lượng và tiến độ.
    Về tổ chức và hoạt động, trong những năm gần đây, cùng với việc tăng số ủy ban của Quốc hội và việc thành lập một số cơ quan chuyên môn của ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng thành viên ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tăng lên đáng kể.
 
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phân công cho từng thành viên chỉ đạo trực tiếp việc chuẩn bị các nội dung được giao phụ trách tại các phiên họp, kỳ họp.
    - Các phiên họp ủy ban Thường vụ Quốc hội được chỉ đạo thực hiện tốt các khâu, từ chuẩn bị chương trình, nội dung đến phân công công việc cho từng thành viên phụ trách. Việc chủ trì, điều hành tại các phiên họp ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm nguyên tắc làm việc tập thể, thảo luận, trao đổi thống nhất những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Sau khi xem xét, thảo luận, ủy ban Thường vụ Quốc hội có kết luận đối với từng nội dung để các cơ quan có cơ sở tiếp thu, chỉnh lý văn bản. Các pháp lệnh, nghị quyết được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua đạt sự thống nhất cao, chất lượng văn bản được nâng lên.
    Nhìn chung, các quy định của Luật tổ chức Quốc hội về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban Thường vụ Quốc hội là phù họp. Thực hiện tốt các quy định này giúp ủy ban Thường vụ Quốc hội phát huy được vai trò là cơ quan thường trực của Quốc hội. Tuy nhiên, hoạt động của ủy ban Thường vụ Quốc hội trên thực tế còn tồn tại một số vướng mắc, hạn chế như sau:
 
    Thứ nhất, một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban Thường vụ Quốc hội trong Luật còn chung chung, chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên chưa được thực thi hoặc tính khả thi còn thấp, như: việc tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội, việc chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của ủy ban Thường vụ Quốc hội...
 
    Thứ hai, một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc xây dựng luật, pháp lệnh chưa thống nhất với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; thẩm quyền của ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc ban hành nghị quyết có quy phạm pháp luật chưa được quy định rỗ; phạm vi cho ý kiến về dự án luật của ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được quy định cụ thể, dẫn đến thực hiện không thống nhất. Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chưa thực hiện được nhiều do chưa có văn bản quy định cụ thể quy trình, thủ tục các cơ quan trình ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giải thích Hiến pháp, luật...
Luật quy định tài liệu phiên họp phải được gửi đến các thành viên ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là bảy ngày, trước ngày họp. Tuy nhiên, việc vi phạm thời hạn này tồn tại hàng chục năm chưa giải quyết được, ngay cả các cơ quan của Quốc hội cũng vi phạm quy định này, làm ảnh hưởng đến chất lượng các phiên họp úy ban Thường vụ Quốc hội.
 
    Thứ ba, quy định của Luật về hoạt động giám sát của ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thống nhất với Luật hoạt động giám sát của Quốc hội; một số quy định cụ thể về quy trình, thủ tục giám sát cần chuyển sang quy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Quốc hội chỉ quy định về thẩm quyền. Việc thực hiện các quy định về giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
 
    Thứ tư, Luật chưa phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban Thường vụ Quốc hội với nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội; giữa ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ trong việc hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân dẫn đến sự chồng chéo trong thực hiện.
 
    Thứ năm, thẩm quyền của ủy ban Thường vụ Quốc hội trong chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội chưa được quy định cụ thể nên kết quả triển khai còn hạn chế. Việc phân công cơ quan chủ trì thẩm tra, phối hợp thấm tra dự án luật có lúc chưa họp lý; vai trò của cơ quan phối hợp thẩm tra còn mờ nhạt ảnh hưởng đến chất lượng thẩm tra. Một số hoạt động giám sát còn thiếu sự phối họp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội, với các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân địa phương. Việc điều hòa, phối họp hoạt động đối ngoại chưa thật tốt dẫn đến hiện tượng nhiều đoàn cùng nghiên cứu một nội dung tại cùng một nước; việc kết họp một số dự án nước ngoài với hoạt động đối ngoại chưa thật hài hòa, hiệu quả chưa cao.
    Để khắc phục những bất cập nêu trên, cần thiết phải sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, tập trung vào những điểm sau:
 
    Một là, hiện nay, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban Thường vụ Quốc hội được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhiều nội dung của Luật tổ chức Quốc hội thiếu hoặc trùng lắp với các luật ban hành sau. Với tính chất là luật về tổ chức, Luật tổ chức Quốc hội cần phải bao quát hết các nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban, nhưng đồng thời không cần thiết đi quá sâu về các nhiệm vụ, quyền hạn mà các luật chuyên sâu điều chỉnh để tránh trùng lắp, thậm chí không thống nhất như về hoạt động giám sát, về hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật...
 
    Hai là, bổ sung quy định về thẩm quyền của ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo kiến nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biếu Quốc hội, đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và thành lập ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
 
    Ba là, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban Thường vụ Quốc hội với nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, các ủy ban Quốc hội (Điều 11 với các điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, các ủy ban, đặc biệt là về phạm vi thực hiện hoạt động giám sát); quy định cụ thể mối quan hệ công tác của ủy ban Thường vụ Quốc hội với Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, xác định rõ những thẩm quyền của ủy ban Thường vụ Quốc hội với tư cách là cơ quan Thường trực của Quốc hội. Làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm của ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc điều hòa, phối họp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội (khoản 7, Điều 7), bảo đảm việc nắm tình hình hoạt động và kịp thời giải quyết các vấn đề đặt ra; làm rõ thẩm quyền của ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội.
 
    Bốn là, bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Hiến pháp, bao gồm: Phê chuẩn các Phó Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng dân tộc, các Phó Chủ nhiệm, các ủy viên ủy ban của Quốc hội; Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
    Năm là, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục chất vấn tại phiên họp của ủy ban Thường vụ Quốc hội, giải trình tại Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và bổ sung vào các quy chế hoạt động của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội những quy định này. Quy định cụ thể quy trình, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Bổ sung thẩm quyền của ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chế độ chính sách đối với đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng Quốc hội.
Linh Đan
;
.