Lào Cai: Ban hành Chương trình công tác cải cách tư pháp năm 2022

Thứ Sáu, 11/03/2022, 06:47 [GMT+7]
    Vừa qua, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Lào Cai ban hành chương trình công tác CCTP năm 2022. Theo đó, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh đề ra các nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và các cơ quan tư pháp cùng các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2022.
 
 Hội nghị giao ban công tác nội chính, PCTNTC, CCTP tháng 1/2022
Hội nghị giao ban công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp tháng 1/2022 tỉnh Lào Cai
    Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện tốt 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, đó là: (1) Quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ về công tác tư pháp và cải cách tư pháp các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác cải cách tư pháp; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 07/4/2021của Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCTP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; văn bản số 747-CV/TU ngày 14/12/2021 của Tỉnh ủy về tổ chức thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật; (2) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp: Các cơ quan tư pháp tỉnh triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2022 theo chức năng nhiệm vụ, trọng tâm là Tòa án nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh triển khai Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội khóa XV về tổ chức phiên tòa trực tuyến; Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến; tiếp tục làm tốt công tác phối hợp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, xử lý kịp thời các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm; xác định các vụ án trọng điểm để điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự đảm bảo nghiêm minh, kịp thời nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương; rà soát và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ và báo cáo theo quy định; (3) Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp; tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ luật sư, công chứng viên, đấu giá viên, giám định viên,... có đủ phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; tạo điều kiện thuận lợi để luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật và tinh thần cải cách tư pháp; (4) Tăng cường hoạt động giám sát đối với các cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp: Đẩy mạnh hoạt động chất vấn, giải trình tại kỳ họp, phiên họp hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân liên quan đến hoạt động tư pháp; tăng cường giám sát việc chấp hành pháp luật đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp; phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tập trung làm tốt công tác động viên nhân dân phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động tư pháp, qua đó kiến nghị với các cơ quan tư pháp khắc phục, sửa chữa; (5) Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm điều kiện hoạt động của các cơ quan tư pháp, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp ở Trung ương quan tâm bảo đảm các điều kiện làm việc cho các cơ quan tư pháp theo thẩm quyền, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới; ưu tiên nâng cấp, sửa chữa trụ sở làm việc, nhất là các cơ sở giam giữ, các kho vật chứng đã xuống cấp hoặc còn thiếu và cơ sở vật chất để triển khai tổ chức phiên tòa trực tuyến; tiếp tục trang bị, phương tiện phục vụ công tác điều tra, trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, công tác xét xử, công tác giám định tư pháp; thực hiện có hiệu quả việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can theo quy định của pháp luật; (6) Ban Nội chính Tỉnh ủy - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh, tham mưu ban hành và triển khai thực hiện Chương trình công tác năm 2022; tham mưu đánh giá, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch liên quan đến công tác cải cách tư pháp theo chương trình kế hoạch của Ban Nội chính Trung ương và của tỉnh; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế (nếu có); đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện và định kỳ hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và tổng kết năm tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong quý và triển khai nhiệm vụ công tác theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Nguyễn Thêu
(Ban Nội chính Tỉnh ủy Lào Cai)
.