Bộ Tư pháp: Hoàn thành tốt công tác xây dựng pháp luật
Thứ Tư, 04/09/2019, 15:08 [GMT+7]
Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, từ năm 2005-2019, về cơ bản Bộ Tư pháp đã hoàn thành tốt công tác xây dựng pháp luật, góp phần quan trọng vào việc thể chế hóa các định hướng đề ra trong Nghị quyết số 48-NQ/TW.
Ngay sau khi các luật, pháp lệnh được ban hành, Bộ Tư pháp đã khẩn trương xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện ngay sau khi văn bản bản cấp trên có hiệu lực, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho việc quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Tư pháp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Cuộc họp góp ý dự thảo Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 |
Với chức năng là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào việc thể chế hóa các định hướng của Nghị quyết 48; tạo hành lang pháp lý tương đối thống nhất, đồng bộ, tiếp tục thể chế hóa chủ trương xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh té, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, về tổ chức bộ máy, quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Để thực hiện giải pháp đổi mới quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật được đề ra tại Nghị quyết 48, Bộ Tư pháp đã tham mưu trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng giảm hình thức ban hành văn bản, hiện đại hóa quy trình xây dựng và ban hành văn bản. Quá trình soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản đã có nhiều đổi mới quan trọng theo hướng minh bạch, chặt chẽ, dân chủ hơn…
Những kết quả cụ thể trong thực hiện 6 định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật theo Nghị quyết 48 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; trong thực hiện nhóm giải pháp về xây dựng pháp luật gắn với vai trò của Bộ Tư pháp; trong thực hiện nhóm giải pháp về thi hành pháp luật gắn với vai trò của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về thi hành pháp luật… cũng rất tích cực.
Các kết quả trên đã đóng góp thiết thực vào thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng được khẳng định, vị trí của Bộ, ngành Tư pháp ngày càng được củng cố, tăng cường và được Chính phủ tin tưởng giao thêm nhiều nhiệm vụ mới.
Thu Hương