Banner

Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị

Chủ Nhật, 15/12/2019, 06:17 [GMT+7]
    Nhận thức công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc phổ biến quán triệt, triển khai thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng đến toàn bộ cán bộ, đảng viên trong cơ quan như: Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật phòng, chống tham nhũng 2018, Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, Chỉ thị số 18-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Thông tri số 27-TT/ TU ngày 23/4/2014 của Tỉnh ủy về Lãnh đạo thực hiện Chỉ thị số 33-CV/TW ngày 03/11/2014 của Bộ Chính trị,…
 
    Chi ủy, Lãnh đạo Ban Nội chính ban hành Chương trình công tác năm 2019, Chương trình Kiểm tra, giám sát năm 2019, ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng như Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, hội đồng nâng lương, Hội đồng thi đua khen thưởng năm 2019…
 
Một Hội nghị giao ban của Ban Nội chính Tỉnh ủy
Một Hội nghị giao ban của Ban Nội chính Tỉnh ủy
    Chi ủy, Lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy luôn quan tâm, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức trong cơ quan. Nội dung tuyên truyền chú trọng quán triệt chỉ thị, nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng; gắn công tác phòng, chống tham nhũng với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về tăng cường xây dựng chính đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Tiếp công dân… Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, như: Thông qua các đợt sinh hoạt Chi bộ định kỳ; qua các bản tin Nội chính được phát hành hàng quý; qua các chuyên mục về nội chính và PCTN phát sóng trên truyền hình; sao gửi các văn bản của Đảng, Nhà nước của Trung ương và của tỉnh về phòng, chống tham nhũng đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức trong cơ quan. Các lĩnh vực thực hiện công khai, minh bạch như: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, công khai công tác tổ chức, cán bộ, công khai bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai… Hình thức công khai như: công bố tại các cuộc họp cơ quan, các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ; thông báo bằng văn bản đến các phòng trong cơ quan.
 
    Qua công tác phổ biến, tuyên truyền, nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức trong cơ quan về công tác phòng chống tham nhũng được nâng lên rõ rệt.
 
    Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc luôn trú trọng thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. 11 tháng năm 2019, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 194-QĐ/BNCTU, ngày 24/9/2019 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; Quyết định số 191-QĐ/BNCTU, ngày 24/9/2019 về việc kiện toàn thành viên Hội đồng nâng bậc lương. 
 
    Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý luôn được Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các cán bộ, công chức Ban Nội chính Tỉnh ủy luôn chủ động áp dụng công nghệ trong quản lý các dữ liệu, thông tin, báo cáo. Sử dụng phần mềm Lotus quản lý văn bản đến, đi trên máy tính. Các đợt thư khiếu nại, tố cáo; báo cáo trả lời đơn thư của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; báo cáo tiến độ, kết quả các vụ việc được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao,… được tổng hợp, lưu trữ, phân loại khoa học, cụ thể. Nhờ đó, việc tra cứu trở nên nhanh chóng, dễ dàng. Từ tháng 10/2018, Văn phòng Ban Nội chính đó được sáp nhập vào Văn phòng Tỉnh ủy để phục vụ chung, việc trả lương và các khoản phụ cấp được thực hiện bởi Văn phòng Tỉnh ủy, 100% lương và các khoản phụ cấp được trả qua tài khoản ngân hàng.
 
    Từ tháng 10/2018, Văn phòng Ban Nội chính được sáp nhập vào Văn phòng Tỉnh ủy để phục vụ chung, mọi định mức, tiêu chuẩn Ban Nội chính Tỉnh ủy chấp hành theo quy định của Văn phòng Tỉnh ủy.
 
    Công tác minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, công chức, trong cơ quan được quan tâm, chỉ đạo theo đúng quy định tại Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17/7/2013 của Chính phủ, Thông tư số 08/2013/TT-TTCP, ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị và Thông tri số 27-TT/TU, ngày 23/4/2014 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Các thủ tục kê khai, minh bạch tài sản thu thập được thực hiện theo quy định như: Ban hành Kế hoạch về kê khai tài sản, thu nhập đảm bảo thời gian theo quy định, Quyết định về phiên duyệt danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; Biên bản cuộc họp công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập có đủ chữ ký đại diện của các bên liên quan; báo cáo kết quả minh bạch tài sản thu nhập; có sổ giao nhận bản kê khai. Nội dung bản kê khai được thực hiện đúng mẫu, đúng quy định, có chữ ký từng trang trên bản kê khai, đủ chữ ký giao nhận bản kê khai. Việc quản lý, lưu trữ bản kê khai được thực hiện đúng quy định. Không có trường hợp nào phải yêu cầu xác minh tài sản. 
 
    Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp theo quy định tại Điều 36, Điểu 37 Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 (đó hết hiệu lực từ (01-7-2019), Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018. 11 tháng đầu năm 2019, không có trường hợp cán bộ, công chức nào vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. 
 
    Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ quản lý trong cơ quan, đơn vị: Ban Nội chính Tỉnh ủy không thuộc đối tượng áp dụng phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định 158/2007/NĐ-CP, ngày 27/10/2007 của Chính phủ.
                                                                                         Hồng Hà
.
.