Một số kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục và đào tạo
Từ năm 2013 đến nay, công tác PCTN và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng đã được Ban cán sự đảng và Đảng ủy Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần làm cho tình hình dư luận xã hội, tâm tư, hành động của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Giáo dục có sự đồng tình, hưởng ứng, tạo hiệu quả tốt cho công tác đấu tranh PCTN trong Bộ, ngành Giáo dục.
|
Các cơ quan thông tấn, báo chí trong ngành Giáo dục đã có nhiều tin, bài tuyên truyền, một số tác phẩm có chất lượng, chuyên mục, diễn đàn, trao đổi, phân tích chuyên sâu về PCTN; kịp thời thông tin cho cán bộ, đảng viên, giáo viên và đấu tranh phản bác quản điểm sai trái, thù địch và khẳng định quyết tâm, nỗ lực của Bộ, ngành Giáo dục trong PCTN; tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh và góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, giáo viên, người lao động trong ngành Giáo dục đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Ba là, quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế để PCTN Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 6074/QĐ-BGDĐT, ngày 27/12/2013 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm tổ chức thực hiện đồng bộ, thống nhất và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp PCTN theo quy định. Thành lập các tổ công tác của Bộ để triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy đại trà ở các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch công tác PCTN; giao Thanh tra làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị tổ chức thanh tra chủ yếu về công tác tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, tài sản; đầu tư xây dựng cơ bản đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Kế hoạch thanh tra PCTN năm 2019, 2020 bổ sung thêm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên đề về trách nhiệm PCTN; trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động số 844/KH-BGDĐT, ngày 09/8/2019 triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 22/4/2019 cửa Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Mục đích là tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiều, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ; Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PCTN thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bốn là, thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nghiêm túc việc công khai minh bạch trong các lĩnh vực công tác như: Phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước, thông báo công khai tại Hội nghị về công tác giao dự toán ngân sách đầu năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công khai tài sản và kế hoạch mua sắm tài sản của các đơn vị thuộc Bộ; công khai kế hoạch tuyển dụng cán bộ, công chức tại các đơn vị thuộc Bộ; công khai các thủ tục hành chính. Công khai kế hoạch hoạt động đối với các bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị. Công khai, minh bạch việc quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, tuyển dụng công chức, viên chức cũng như việc xử lý, kỷ luật 16 công chức, viên chức.
Tiếp tục rà soát, cập nhật các quy định về định mức, tiêu chuẩn; tuân thủ nghiêm các quy định của các cấp có thẩm quyền và kịp thời chủ động phát hiện kiến nghị bổ sung, sửa đổi quy định lạc hậu, không phù hợp (dễ lợi đụng để tiêu cực, tham nhũng). Đối với việc xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn quản lý, sử dụng tài sản công (gắn với kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí), thực hành tiết kiệm các khoản chi mua xe công, chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết...
Xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp: Tiếp tục thực hiện văn hóa công sở của cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ theo Quyết định số 4014/QĐ-BGDĐT, ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời, rà soát, sửa đổi quy chế này cho phù hợp với thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ quản lý và công tác PCTN. Tiếp tục thực hiện Thông tư số 35/2010/TT-BGDĐT, ngày 14/12/2010 về quy định danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục; đề xuất việc rà soát, sửa đổi Thông tư này cho phù hợp với Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành theo yêu cầu, nhiệm vụ; ban hành Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn dạy học qua intemet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì Covid-19 năm học 2019-2020. Các đơn vị thuộc và trực thuộc đã kịp thời điều chỉnh, cập nhật, sửa đổi quy chế làm việc phù hợp; ngày 15/5/2020, Thanh tra Bộ ban hành Quyết định số 51/QĐ-TTr về quy chế làm việc của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 02/6/2020, ban hành Quyết định số 39/QĐ-TTr về Quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng tài sản công nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Năm là, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN
Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Thanh tra và các đơn vị xây dựng, ban hành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong đó có nội dung thực hiện công tác PCTN hằng năm. Qua đó, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy hiệu quả của công tác PCTN làm một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực, kết quả công tác. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tình hình tham nhũng trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
Thực hiện nghị định số 211/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Người đứng đầu các đơn vị đã thể hiện tính tiên phong gương mẫu trong việc phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động; quan tâm kết hợp triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, PCTN, lãng phí, kịp thời phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc và thái độ phục vụ của mình. Đã quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc phát hiện, xử lý tham nhũng và nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên tại cơ quan, đơn vị về hậu quả của tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, sự tồn vong của chế độ.
2. Để nâng cao công tác PCTN trong nghành giáo dục đào tạo, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra các nhiệm vụ sau:
Một là, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCTN, tiêu cực. Thực hiện nghiêm túc chế độ định kỳ ban thường vụ cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy và cơ quan, đơn vị trực tiếp nghe báo cáo và chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Hai là, chủ động đề ra các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí thiết thực, hiệu quả. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí và các hành vi bao che, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; chủ động yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm để kịp thời chỉ đạo xử lý.
Ba là, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính; phát huy dân chủ trong từng cơ quan, đơn vị; thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động; xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu, tiêu cực và trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình phụ trách, quản lý.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Năm là, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng sát với thực tiễn của Bộ và toàn ngành Giáo dục.
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về cơ chế quản lý công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển; thực hiện cải cách chế độ tiền lương, bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức có nguồn thu nhập chủ yếu bằng lương, sống bằng lương; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các luật, pháp lệnh về quản lý kinh tế - xã hội; kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân sách, việc chi phí hội nghị, lễ hội, tiếp khách, đi công tác nước ngoài.
Bảy là, nâng cao hiệu quả việc phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Giáo dục.
Tám là, tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy, cán bộ tham mưu cho Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ và Đảng ủy Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
Ths. Bùi Thu Huyền
(Ban Nội chính Trung ương)