10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về phòng, chống tham nhũng ở Bình Thuận

Thứ Sáu, 27/01/2017, 06:27 [GMT+7]
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Kết luận số 21-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Chương trình hành động số 02 của Tỉnh ủy, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã có những chuyển biến tích cực. Những kết quả trong công tác PCTN góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, củng cố niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở. 
 
    1. Những kết quả chủ yếu
 
    Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN, lãng phí được quan tâm và chỉ đạo thường xuyên
   
    Cấp ủy, chính quyền các ngành, địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, đó là: Ngày 12-3-2012, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 858/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân (giai đoạn 2012-2016). 10 năm qua, tỉnh đã tổ chức 148 lớp bồi dưỡng kiến thức về PCTN cho 206.413 lượt cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho 1.454.503 lượt cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân (3.059 lớp).
 
    Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn (số 91HD/BTGTU) các đơn vị trong khối tuyên giáo và các cơ quan báo chí của tỉnh tổ chức tuyên truyền Nghị định số 59/2013/NĐ-CP “Về quy định chỉ tiết một số điều của Luật PCTN” và Nghị định số 78/2013/NĐ-CP “Về minh bạch tài sản, thu nhập”; xây dựng quy chế phối hợp giữa Văn phòng Ban Chỉ đạo PCTN (trước năm 2013), Ban Nội chính Tỉnh ủy (sau năm 2013) với Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình để tăng cường công tác truyền thông về PCTN và nội chính; định hướng thông tin, đồng thời chỉ đạo xử lý những trường hợp đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt gây hậu quả xấu. Nhờ đó, vai trò, trách nhiệm của báo chí ngày càng được phát huy. Các cơ quan báo, đài trong tỉnh đã xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, thời lượng và số lượng tin, bài được đăng tải và phát sóng về PCTN tăng lên hằng năm, chất lượng ngày càng tốt hơn với hơn 6.560 lượt tin bài.
 
    UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 4766/KH-UBND chỉ đạo ngành giáo dục đưa nội dung PCTN vào chương trình chính khóa (tích hợp, lồng ghép vào môn Giáo dục công dân) cấp trung học phổ thông, cao đẳng, đại học.
 
    UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 50/2014/QĐUBND ngày 28-11-2014 về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh trong đó có khen thưởng thành tích PCTN. Đồng thời, thực hiện tốt việc bảo vệ bí mật cho người tố cáo đúng theo Nghị định số 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ. 
 
Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) khu vực phía Bắc ngày 27-10-2016.
Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X)
khu vực phía Bắc ngày 27-10-2016.
    Thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng ngừa tham nhũng
 
    Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong công tác cán bộ, nhất là việc bổ nhiệm, tuyển dụng, giới thiệu cán bộ ứng cử vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Tỉnh đã thí điểm thực hiện bố trí cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương, trong đó có: 06 bí thư cấp ủy, 01 Chủ tịch UBND huyện, 10 Trưởng Công an huyện, 06 Viện trưởng Viện kiểm sát, 06 Chánh án Tòa án nhân dân huyện và 04 Chi cục trưởng Chi cục thuế. Việc luân chuyển và bố trí một số chức danh không phải là người địa phương bước đầu đã có tác dụng tích cực.
 
    Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành một số văn bản: Quyết định số 2162-QĐ/TU ngày 26-12-2007 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo; Quyết định số 2552-QĐ/TU ngày 13-4-2009 về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ, công chức lãnh đạo; Quyết định số 404-QĐ/TU ngày 21-10-2011 về việc ban hành Quy định chế độ, chính sách thăm bệnh, trợ cấp ốm đau, khám sức khỏe; tham quan, nghỉ dưỡng và tặng quà nhân dịp lễ, tết cho cán bộ tỉnh Bình Thuận; Hướng dẫn (số 54-HD/BTCTU) của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về phân công quản lý biên chế, tiền lương đối với cán bộ, công chức khối Đảng, Mặt trận và đoàn thể tỉnh...
 
    Tính công khai, dân chủ trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ ngày càng được coi trọng. Việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, chỉ tiêu, số lượng cần tuyển và thủ tục đăng ký, tuyển chọn cán bộ, công chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện khá đầy đủ. Từ năm 2006 đến nay, đã tuyển dụng 15.610 trường hợp, trong đó: Thạc sĩ 14, đại học 3.623, cao đẳng 5.525, trung cấp 6.448. Công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác tổ chức cán bộ được chú trọng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành kế hoạch, tổ chức kiểm tra một số lĩnh vực, như: Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qua thực hiện khoán biên chế, quỹ lương theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17-10-2005 của Chính phủ (Kế hoạch số 08-KH/TU ngày 13-5-2011); Kiểm tra thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28-02-2007 của Tỉnh ủy (khóa XI) về xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2007-2010 định hướng đến năm 2015 (Kế hoạch số 12-KH/TU ngày 088-2011); Kiểm tra việc thực hiện Chi thị số 14-CT/TU của Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2010-2015 (Kế hoạch số 86-KH/TU ngày 06-9-2013).
 
    Thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 2710-2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, ngày 11-11-2009, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 31/CT-UBND chỉ đạo thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức. Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi vị trí công tác đối với 3.023 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Đã có 63 đơn vị, địa phương để xảy ra tham nhũng, đã xử lý trách nhiệm người đứng đầu đối với 61 trường hợp, trong đó: 15 trường hợp khiển trách, 34 trường hợp cảnh cáo, 12 trường hợp cách chức.
 
    Thực hiện Chỉ thị số 33 CT/TW ngày 03-01-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành: Công văn số 1524CV/TU ngày 26-02-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Công văn số 1664-CV/TU ngày 30-5-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33CT/TW của Bộ Chính trị. Công văn số 4652/UBNDNCPC ngày 14-11-2013 và Công văn số 5098/UBNDNCPC ngày 13-12-2013 của UBND tỉnh về việc kê khai và báo cáo kết quả kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập hằng năm theo hướng dẫn Thông tư số 08/13/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ; Công văn số 4258/UBND-NCPC ngày 2311-2015 chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, thu nhập… Việc công khai tài sản, thu nhập đạt 100%. Trong 2 năm (20142015) đã tổ chức công khai tài sản, thu nhập là 28.206 bản, trong đó: Công khai theo hình thức niêm yết chiếm 59,7%; công khai theo hình thức công bố tại cuộc họp chiếm 40,3% so với số bản đã công khai; số người được kiểm tra, xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập là 04 trường hợp, số người bị kết luận kê khai không trung thực là 02 người.
 
    Xây dựng, hoàn thiện các quy định về PCTN
 
    10 năm qua, tỉnh đã xây dựng và ban hành mới 1.374 văn bản và sửa đổi cho phù hợp 222 các văn bản, chính sách về PCTN, lãng phí. Tiêu biểu là một số văn bản: Quyết định số 40/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Luật PCTN; Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh  về Chương trình hành động thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 09-32012 về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Bình Thuận; Chỉ thị số 08/CTUBND ngày 18-3-2014 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật đất đai trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 3890/KH-UBND ngày 30-92013 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2013-2016; Kế hoạch số 4766/KH-UBND ngày 22-11-2013 của UBND tỉnh về triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 20132014; Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 2612-2014 của UBND tỉnh về ban hành Quy định về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 09-01-2015 của UBND tỉnh Quy định chế độ chi mua tin phục vụ công tác PCTN trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 2486/KH-UBND ngày 02-72015 về “tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2015; Công văn số 5226/UBND-SNV của Sở Nội vụ về việc triển khai thực hiện chuyển đổi vị trí công tác; Công văn số 2184/UBND-SNV ngày 067-2015 của Sở Nội vụ về hướng dẫn triển khai thực hiện chuyển đổi vị trí công tác và luân chuyển công chức, viên chức...
 
    Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy, các ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến PCTN trong các lĩnh vực, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm, như: Chi tiêu ngân sách nhà nước, quản lý sử dụng đất đai, quản lý trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị, sử dụng phương tiện đi lại, quản lý sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước.
 
    Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng
 
    Công tác tự kiểm tra được Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Đã có 60/71 cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác tự kiểm tra (chiếm 84,51%) việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (theo Kế hoạch 45-KH/TU của Tỉnh ủy gắn với Chỉ thị số 40-CT/TU ngày 15-8-2013, Chỉ thị số 30CT/TU ngày 08-01-2013, Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 01-102012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy). Đến nay, các đơn vị, địa phương đã tiến hành được 402 cuộc/549 đơn vị. Qua tự kiểm tra, phát hiện được 19 vụ/24 người có hành vi tham nhũng với giá trị thiệt hại là 10,075 tỷ đồng; đã thu hồi được 3,581 tỷ đồng (đạt 35,54%).
 
    Công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng các cấp được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, trong đó chú trọng kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm theo quy định của Điều lệ Đảng, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã tiến hành kiểm tra 3.350 lượt tổ chức đảng và 2.329 đảng viên (trong đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiến hành 24 cuộc, thành lập 74 đoàn kiểm tra 151 tổ chức đảng và 04 đảng viên); giám sát 1.100 tổ chức đảng và 1.240 đảng viên (trong đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy giám sát 49 tổ chức đảng). Qua kiểm tra, giám sát đã xem xét thi hành kỷ luật 02 tổ chức đảng với hình thức khiển trách và 87 đảng viên vi phạm về tham nhũng và thiếu trách nhiệm để đơn vị xảy ra tham nhũng (khiển trách 29, cảnh cáo 25, cách chức 07, khai trừ 26); kiểm điểm rút kinh nghiệm 02 và xóa tên 03.
 
    Tổng số vụ tham nhũng trong toàn tỉnh phải xử lý là 127 vụ/213 người (trong đó: Phát hiện qua công tác thanh tra 32vụ/56 người; qua công tác tự kiểm tra nội bộ 19 vụ/24 người; qua công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng 11 vụ/19 người; qua xử lý tin báo tố giác tội phạm của cơ quan điều tra 43 vụ/69 người; qua công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 22 vụ/45 người). Đối tượng tham nhũng gồm: Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp cấp tỉnh 23 người; cấp huyện, thị, thành phố 72 người; cán bộ xã, phường, thị trấn 118 người. Lĩnh vực tham nhũng gồm: Tài chính 87 vụ/118 người; đất đai 10 vụ/21 người; tín dụng 05 vụ/05 người; các lĩnh vực khác (dịch vụ công, thực thi công vụ...) 25 vụ/69 người. Giá trị thiệt hại là 31,52 tỷ đồng, 86 chỉ vàng, 16,064 ha đất các loại và 200 m2 đất thổ cư; đã thu hồi 18,222 tỷ đồng (đạt 57,8%). Đến nay, đã xử lý xong 122 vụ/205 người, trong đó: Xử lý hành chính 35 vụ/74 người; xử lý hình sự 87 vụ/131 người (có 02 vụ/01 bị can tạm đình chỉ do hết thời hạn nhưng không chứng minh được tội phạm) với tổng mức án 360 năm tù (tù treo là 84 năm/42 bị cáo, tù giam là 276 năm/88 bị cáo, mức án cao nhất là tù chung thân 01 bị cáo). Hiện đang xử lý 05 vụ/08 người.
 
    Tuy nhiên, công tác PCTN thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm là: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN chưa sâu kỹ, chưa rộng khắp; việc triển khai “5 không”, “4 tốt” theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy có nơi còn hình thức, thiếu cụ thể. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa trên một số lĩnh vực chưa đạt yêu cầu. Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập còn rộng, việc kê khai chưa có tác dụng trong phòng ngừa tham nhũng; công tác quản lý, theo dõi việc kê khai tài sản thu nhập còn phân tán, thiếu chặt chẽ. Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác nhiều cơ quan, đơn vị còn chậm, kết quả còn hạn chế. Thái độ, quan hệ tiếp xúc của một số cán bộ, công chức với người dân chưa tốt; tình trạng nhũng nhiễu trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và nhân dân vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Công tác tự kiểm tra, phát hiện hành vi tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu. Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác PCTN ở một số địa phương, đơn vị chưa cao. Số vụ việc, vụ án tham nhũng tuy hậu quả không lớn, nhưng còn xảy ra ở nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý trong một số vụ án còn chậm so với yêu cầu chỉ đạo của cấp ủy.
 
    2. Một số kinh nghiệm rút ra
 
    - Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt tạo sự thống nhất cao về nhận thức và quyết tâm hành động trong cuộc đấu tranh PCTN. Phát huy vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu, liêm chính của người đứng đầu trong công tác PCTN.
 
    - Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra phòng ngừa tham nhũng; chú trọng nâng cao năng lực tự quản lý, tự kiểm soát, tự kiểm tra phòng ngừa, phát hiện của cơ sở.
 
    - Coi trọng hai nhiệm vụ: Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và đẩy mạnh công tác đấu tranh chống lại hành vi tham nhũng. Cần quan tâm đến công tác phát hiện, xử lý kịp thời, kiên quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng; đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa; tăng cường công khai, minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị. .
 
    - Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong công tác PCTN, lãng phí; nhất là vai trò của Mặt trận, đoàn thể trong tuyên truyền, giáo dục, giám sát, phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng, lãng phí.
 
Ths. Thu Huyền
(Ban Nội chính Trung ương)
;
.