Quảng Ngãi: Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng đi vào chiều sâu, đạt kết quả tích cực

Chủ Nhật, 11/06/2023, 07:18 [GMT+7]

    Tỉnh ủy, Ban Thường vị Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng về công tác PCTN, TC. Ban thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 14-CTr/TU, ngày 22/12/2016 về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về công tác nội chính và PCTN. Ban hành nhiều quyết định, kết luận, chương trình hành động tăng cường thực hiện công tác PCTN, TC trên địa bàn, như: Chương trình hành động số 08-CTr/TU thực hiện Chỉ thị số 50-Ct/tW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị số 27- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Quyết định ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính tỉnh ủy với Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Ban tổ chức tỉnh ủy, Đảng ủy Công an tỉnh, Ban cán sự đảng tòa án nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thanh tra tỉnh, Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh… về công tác nội chính và PCTN, TC. Chỉ thị 41-CT/TU, ngày 19/5/2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ, Quy định 268-QĐ/TU, ngày 12/7/2021 về lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực tỉnh ủy đối với công tác nội chính, PCTN và cải cách tư pháp; vụ án, vụ việc và mối quan hệ giữa Ban Nội chính tỉnh ủy với Ban cán sự đảng UBND tỉnh, các cơ quan Khối nội chính, Quyết định số 986-QĐ/TU, ngày 03/02/2023 quy định về tiêu chí, quy trình lựa chọn, thông tin báo cáo vụ án, vụ việc thuộc diện Ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh về PCTN, TC theo dõi chỉ đạo và thực hiện thông tin báo cáo các vụ án, vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh,… Đây là những căn cứ, cơ sở quan trọng để tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh với tệ nạn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Quang cảnh Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Ngãi
Quang cảnh Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Ngãi

    Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định số 67-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo PCTN, TC cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban thường vụ tỉnh ủy Quảng Ngãi đã kịp thời ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về PCTN, TC, ngay sau khi thành lập, Ban Chỉ đạo đã nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương của trung ương và khẩn trương triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao; ban hành Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ, xây dựng và triển khai thực hiện chương trình công tác, quy định kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ PCTN, TC; rà soát, đưa vào diện Ban Chỉ đạo giúp Ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo và tập trung chỉ đạo xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp ở địa phương.

    Trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCTN, TC, tỉnh ủy, Ban thường vụ tỉnh ủy đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Sau nhiều năm quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện, với quyết tâm chính trị cao, công tác PCTN, TC của tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, cụ thể: 

    - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCTN, TC được thực hiện bài bản, đi vào chiều sâu, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác PCTN, TC được nâng lên. Nhiều giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực được thực hiện hiệu quả.

    - Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN, TC. tăng cường hoạt động quản lý nhà nước và hướng dẫn thực hiện pháp luật về PCTN. Đã phát hiện và xử lý nghiêm nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra trên địa bàn tỉnh. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực được thực hiện nghiêm theo đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, được dư luận xã hội đồng tình, niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền ngày càng được nâng lên.

    - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN, TC được các đơn vị tích cực triển khai, thực hiện. tỉnh ủy chỉ đạo triển khai đưa nội dung giáo dục về PCTN, TC vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên trên địa bàn tỉnh; đưa nội dung PCtN, tC vào chương trình ôn luyện, thi tuyển trong các kỳ thi tuyển công chức, viên chức của tỉnh,... Đã phát huy tốt vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền về công tác PCTN, TC. Các cơ quan báo chí, truyền thông đã kịp thời nêu gương những điển hình trong phát hiện, đấu tranh PCTN, TC; đồng thời, phê phán những tổ chức, cá nhân có biểu hiện  suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; kịp thời đấu tranh phản bác những thông tin xấu, luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận thành quả đấu tranh PCTN, TC của các cấp ủy đảng, chính quyền.

    - Vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCtN, tC từng bước được phát huy. Từ đó, cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đề ra chương trình hành động cụ thể thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định số 109-QĐ/TW, ngày 03/01/2018 của Ban Bí thư về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; Kết luận 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương. Phân công người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đảm nhận những công việc khó, những địa bàn phức tạp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tỉnh ủy đã chỉ đạo bí thư cấp ủy các cấp thực hiện tốt việc tiếp công dân, tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, các đồng chí tỉnh ủy viên, cấp ủy viên cấp huyện tham dự sinh hoạt với Đảng ủy xã, phường, thị trấn và chi bộ thôn, tổ dân phố. Qua đó, giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền kịp thời tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị của người dân, nắm tình hình trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực PCTN, TC. Ban thường vụ tỉnh ủy lấy kết quả thực hiện công tác PCTN, TC làm một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. Định kỳ hàng năm, Ban thường vụ tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ; kịp thời gợi ý các tập thể, cá nhân kiểm điểm sâu các nội dung thực hiện hiệu quả thấp hoặc để xảy ra sai phạm tại địa phương; nhận xét, đánh giá hàng năm đều có nội dung kiểm điểm thực hiện PCTN, TC. Qua đó, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, phòng ngừa sai phạm. Ý thức chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đảng viên được nâng lên.

    - Chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản tạo thành hệ thống các văn bản có vai trò quan trọng trong thực hiện phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Các cấp ủy, chính quyền theo đó xây dựng, triển khai cụ thể hóa bằng các quy định, quy chế, chương trình, kế hoạch, đề án phù hợp với từng địa phương, cơ quan, đơn vị; triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân trong giải quyết thủ tục hành chính; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. 

    - Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; trong đó, tiến hành công khai chính sách, pháp luật trên cổng/trang thông tin điện tử đối với các lĩnh vực phải công khai theo quy định. Chú trọng công khai các khâu, lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: Công tác quản lý và sử dụng ngân sách, đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm công, công tác cán bộ, thuế, tín dụng... tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quản lý chặt chẽ việc thu, chi ngân sách trên địa bàn, bảo đảm cho công tác quản lý tài chính ngân sách ngày càng chặt chẽ, đi vào nền nếp, minh bạch. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thực hiện việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước; làm tốt công tác công khai, minh bạch trong các cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng cơ quan đoàn kết, thống nhất, hạn chế khiếu kiện phát sinh.

    - Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực được thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có tác dụng rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát, công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng theo Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Ban thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị 27-CT/TU, ngày 12/01/2023 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; UBND tỉnh quán triệt, chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 22/4/2019 của thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền tăng cường kiểm tra đột xuất ở các lĩnh vực, những nơi có dư luận không tốt; thanh tra, giám sát việc thực hiện công vụ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp đến giải quyết công việc. Điểm mới trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng là đã chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ; kiểm tra trách nhiệm của đảng viên là người đứng đầu cấp ủy, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giám định, định giá tài sản trong tố tung hình sự, việc cung cấp hồ sơ, tài liệu của các cơ quan có liên quan khi có yêu cầu của Cơ quan điều tra trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực; kiểm tra, xử lý kỷ luật những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

    Qua công tác thanh tra và giám sát nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu sai phạm thì chuyển ngay vụ việc cho cơ quan chức năng xử lý, không cần phải đợi đến khi kết thúc thanh tra. Cụ thể năm 2022, qua thanh tra và giám sát phát hiện 02 vụ( ) có dấu hiệu hành vi tham nhũng và đã chuyển sang Cơ quan Cảnh sát điều tra; tăng cường chỉ đạo giải quyết dứt điểm, đúng quy định các tố cáo liên quan đến tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Đây là bước đột phá lớn trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, góp phần chủ động ngăn ngừa vi phạm của cán bộ và cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe chung đối với cán bộ, đảng viên; từng bước xóa bỏ “vùng cấm”, “ngoại lệ” trong kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. 

    Điểm nổi bật trong công tác PCTN, TC của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua là tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát hiện kịp thời các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, chú trọng phát hiện thông qua giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tin báo, tố giác tội phạm và đặc biệt là qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Ngành thanh tra có nhiều cố gắng, công tâm, khách quan, làm rõ các sai phạm; đã xử lý và kiến nghị xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan, thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước. Nhất là đã tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm và công khai các sai phạm liên quan đến nhiều dự án gây thất thoát, dư luận xã hội quan tâm; chỉ tính riêng trong năm 2022, ngành thanh tra đã thực hiện 1.519 cuộc thanh tra, kiểm tra, đã kết thúc và ban hành kết luận thanh tra của 1.447 cuộc tại 2.510 đơn vị. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm với số tiền 20.782 triệu đồng và 83.460 m2 đất cùng nhiều sai phạm khác; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 9.029,3 triệu đồng và thu hồi 81.359 m2 đất; kiến nghị chuyển Cơ quan điều tra xem xét 06 vụ có dấu hiệu tội phạm. Chỉ đạo tăng cường rà soát, đưa các vụ việc, vụ án tham nhũng phức tạp hoặc có liên quan đến cán bộ thuộc diện ban thường vụ cấp ủy quản lý vào diện trực tiếp chỉ đạo, xử lý hoặc giao cơ quan chức năng theo dõi, đôn đốc để thường xuyên nắm chắc tình hình; kịp thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh; tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ, tập trung, thống nhất giữa các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Từ năm 2020 đến nay, Ban thường vụ tỉnh ủy đã đưa 22 vụ án, vụ việc vào chỉ đạo giải quyết; đã giải quyết xong 12 vụ án, vụ việc. Nhìn chung, các vụ việc, vụ án đã được tập trung xử lý bảo đảm chặt chẽ, nghiêm minh, đúng quy định. 

    Việc xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, việc chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có chuyển biến tích cực; môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều cải thiện, ngày càng công khai, minh bạch hơn, qua đó, bảo đảm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Những kết quả đạt được trong công tác PCTN, TC thời gian qua đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng tích cực từ dư luận xã hội và nhân dân; qua đó, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp.

    Qua thực tiễn công tác PCTN, TC, một số bài học kinh nghiệm bước đầu được rút ra như sau:
 
    Một là, thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, TC, nhất là Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; thông báo Kết luận số 12-TB/TW, ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, TC; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN, TC, “Hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực”..., gắn với các kết luận chỉ đạo của trung ương, Ban Chỉ đạo trung ương, thường trực Ban Chỉ đạo trung ương, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trung ương, của Ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh, thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh trong công tác PCTN, TC; Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện công tác PCTN, TC hàng năm. 
 
    Hai là, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là người đứng đầu phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác PCTN, TC; luôn xác định công tác PCTN, TC là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, thường xuyên và rất quan trọng. Đồng thời, xử lý cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm trong quản lý, kiểm tra, giám sát để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Ba là, trong các cuộc họp thường kỳ của cấp ủy, tổ chức đảng phải đưa nội dung chỉ đạo thực hiện công tác PCTN, TC, gắn với thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI, XII); Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành trung ương Đảng, Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 01/12/2021 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
 
    “Công tác xây dựng Đảng về đạo đức đã góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.
    Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb CTQGST, H.2021, t.2, tr.177-178.

    Ba là, trong các cuộc họp thường kỳ của cấp ủy, tổ chức đảng phải đưa nội dung chỉ đạo thực hiện công tác PCTN, TC, gắn với thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI, XII); Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 01/12/2021 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

    Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được thực hiện thường xuyên; chú trọng công tác tự thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ, nhất là kiểm tra, giám sát các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ PCtN, tC; các ngành, lĩnh vực,  địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều tố cáo, khiếu nại, dư luận xã hội quan tâm. Chủ động phòng ngừa từ sớm, từ xa, không để sai sót nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi, vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm không làm oan, sai hoặc bỏ sót, lọt tội phạm tham nhũng, tiêu cực theo nguyên tắc “Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; xử lý cả hành vi tham nhũng và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật; vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng, Nhà nước, đoàn thể”. 

    Năm là, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Thực hiện nghiêm, hiệu  quả cơ chế, quy trình, quy định khuyến khích, bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung; kiên quyết bảo vệ người tố giác, phát hiện, đấu tranh, xử lý tham nhũng, tiêu cực; biểu dương, khen thưởng những tấm gương liêm chính, dũng cảm trong phát hiện, đấu tranh, xử lý tham nhũng, tiêu cực.

    Sáu là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN, TC ngày càng được nâng cao. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải đi đầu trong học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước để lan tỏa tinh thần, ý thức, quyết tâm PCTN, TC của cả hệ thống chính trị và nhân dân, nhất là tinh thần, bản lĩnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; khi phát hiện dấu hiệu vi phạm kịp thời báo cáo, không tiếp tay, bao che, dung túng hành vi tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng tài liệu để giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo nhằm giáo dục, rèn luyện nâng cao ngay từ đầu đức tính trọng liêm sỉ, ghét tham nhũng, tiêu cực cho học sinh, sinh viên, thanh, thiếu niên trở thành nguồn lực thực chất, mạnh mẽ tiếp sức cho công tác PCTN, TC của Đảng, Nhà nước. Bảy là, Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp làm tốt công tác giám sát và phản biện xã hội trong công tác PCTN, TC. Báo chí có vị trí, vai trò đặc biệt đối với tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các cơ quan trong hệ thống chính trị cần thường xuyên đồng hành cùng nhà báo, cùng các cơ quan báo chí trong PCTN, TC, luôn chú trọng thông tin, tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, khắc phục tình trạng thông tin một chiều. Đồng thời, tích cực đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng PCTN, TC để chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch; xử lý nghiêm việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt, gây hậu quả xấu.

Phan Thành Long
(Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Ngãi)

 

.