Bình Thuận: Kiểm tra công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thứ Hai, 17/11/2014, 10:44 [GMT+7]
(BNCTW) - Thực hiện Chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Kế hoạch số 120-KH/TU về kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời thành lập 03 đoàn kiểm tra do các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn. 
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận họp về công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2014
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận họp về công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2014
Các đoàn đã trực tiếp kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước để chi mua sắm tài sản công, chi đầu tư xây dựng cơ bản đối với Sở Giáo dục và đào tạo, Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Bình và Hàm Thuận Nam. Kết quả kiểm tra như sau:
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là việc cụ hóa thành thể thành các Kế hoạch số 45-KH/TU, Chỉ thị số 30-CT/TU và Chỉ thị số 40-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-5-2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; các địa phương, đơn vị được kiểm tra đã triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện khá nghiêm túc. Chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tâng lớp nhân dân trong thực hiện và giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, trách nhiệm trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các đơn vị, địa phương từng bước được tăng cường, tác phong công tác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức từng bước có chuyển biến tích cực; ý thức chấp hành và tự giác chấn chỉnh những việc làm chưa đúng, những khuyết điểm sai phạm trong chi mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản đã được kết luận qua kiểm tra, thành tra có chuyển biến khá rõ. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương, đơn vị ngày càng được quan tâm thực hiện.
Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản công đã dần đi vào nền nếp, mua sắm, quản lý phù hợp với quy định, mua sắm lớn đều thông qua đấu thầu để tiết kiệm cho ngân sách; tài sản, trang thiết bị được trang bị đưa vào sử dụng đúng mục đích, phù hợp với nhu cầu công tác, phát huy được hiệu quả, việc công khai dự toán thu, chi và việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cũng như thực hiện việc tổ chức kiểm kê, đánh giá theo quy định hằng năm được các cấp, các ngành, đơn vị được thực hiện theo đúng quy định.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, các địa phương, đơn vị đã cố gắng cân đối nguồn vốn giải quyết cho các công trình để phục vụ nhu cầu hoạt động, trong đó ưu tiên giải quyết cho các nhu cầu thực sự bức xúc đối với ngành giáo dục và đối với việc phát triển sản xuất, ổn định dời sống nhân dân. Chi đầu tư xây dựng cơ bản được huy động từ nhiều nguồn (nguồn ngân sách tỉnh, huyện; nguồn thu xổ số kiến thiết, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương…); trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với quy trình, quy định; quá trình triển khai thực hiện dự án có tiết kiệm từ khâu đấu thầu đến khâu quyết toán công trình hoàn thành; công trình đưa vào sử dụng phát huy được hiệu quả tích cực, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu dạy, học của ngành giáo dục.
                                                                    Trần Hoàng Kiếm
;
.