Giao ban công tác phòng, chống tham nhũng
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo 10 tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ, 3 tháng đầu năm 2012, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác PCTN với nhiều hình thức phù hợp, gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các địa phương đã tổ chức 18 lớp với khoảng trên 2.600 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự.
Ngành thanh tra các địa phương đã triển khai thực hiện 210 cuộc thanh tra kinh tế xã hội tại 246 đơn vị, kết thúc 175 cuộc. Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm về tài chính và kiến nghị thu hồi 14,6 tỷ đồng, 0,16 ha đất. Qua kiểm tra chuyên ngành đã xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu tài sản, thu hồi công nợ... với số tiền 19,5 tỷ đồng; phát hiện và kiến nghị xử lý kỷ luật 16 tập thể (TP. Hồ Chí Minh là 14; Ninh Thuận là 02) và 26 cá nhân (TP. Hồ Chí Minh là 11; Ninh Thuận là 06; Đồng Nai là 03; Tiền Giang là 03; Bình Phước là 03); chuyển cơ quan điều tra xử lý 01 vụ việc tham nhũng với số tiền 110 triệu đồng (Tây Ninh).
Các tỉnh đã triển khai kiểm tra thực hiện pháp luật về PCTN được 29 cuộc, trong đó: TP. Hồ Chí Minh là 20; Bà Rịa - Vũng Tàu: 05; Bình Dương: 03; Long An: 01. Tỉnh Ninh Thuận có 02 đơn vị tự kiểm tra nội bộ, phát hiện chiếm dụng trái phép gần 2 tỷ đồng. Các địa phương đã thụ lý 68 vụ án hình sự về tham nhũng với 158 người. Trong đó, tồn từ kỳ trước chuyển sang là 43 vụ/93 người; phát sinh mới 25 vụ/65 người. Đã xử lý 33 vụ/74 người. Tồn 35 vụ/84 người.
2. Báo cáo công tác PCTN quý I/2012 các tỉnh miền Tây Nam bộ đã nêu: các tỉnh đã tổ chức 1.646 cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 68.218 lượt người; phát hành 150.000 tờ gấp; 5.850 bộ tài liệu hỏi đáp. Các tỉnh ủy, thành ủy, UBND, Ban Chỉ đạo PCTN các tỉnh, thành phố ban hành 40 văn bản chỉ đạo công tác PCTN.
Hiện tại đã có 211 đơn vị cấp tỉnh, 179 đơn vị cấp huyện xây dựng, ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; các tỉnh đã tổ chức kiểm tra tại 69 cơ quan, đơn vị về việc thực hiện các quy tắc trên. Đã có 31 lượt cán bộ chiến sĩ công an không nhận hối lộ khi thi hành nhiệm vụ, công vụ với số tiền 63,6 triệu đồng; cán bộ Kho bạc Nhà nước trả lại cho khách hàng số tiền 37,687 triệu đồng. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 271 cán bộ, công chức, viên chức.
Các tỉnh làm tốt công tác chuyển đổi vị trí công tác là: Vĩnh Long (57 người), An Giang (30 người), Sóc Trăng (24 người)… Ngành Thanh tra triển khai 181 cuộc, trong đó thanh tra theo kế hoạch 46 cuộc, thanh tra đột xuất 05 cuộc, thanh tra công tác PCTN 11 cuộc, thanh tra khác 119 cuộc. Đã kết thúc 90 cuộc, phát hiện tổng số tiền sai phạm hơn 77,3 tỷ đồng. Ngành Thanh tra đề nghị các đơn vị tự điều chỉnh, khắc phục hơn 6,416 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi hơn 7,993 tỷ đồng, truy thu thuế 61,67 tỷ đồng; xử lý khác hơn 1,22 tỷ đồng. Đã thu hồi, nộp ngân sách Nhà nước hơn 4,422 tỷ đồng ý kiến nghị xử lý hành chính 10 người, 14 tập thể, 84 cá nhân; xử lý kỷ luật 20 người. Đã triển khai 1.563 cuộc kiểm tra chuyên ngành tại 3.018 đơn vị, tổ chức, cơ sở; phát hiện 1.287 đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm. Ban hành 1.300 quyết định xử phạt số tiền hơn 2,135 tỷ đồng, truy thu thuế 9,4 tỷ đồng; xử lý khác 36 trường hợp; kiến nghị chuyển sang cơ quan điều tra 01 vụ.
Cơ quan điều tra các tỉnh, thành phố khởi tố điều tra 35 vụ án tham nhũng với 55 bị can (án cũ 32 vụ/52 bị can; án mới 03 vụ/03 bị can). Kết thúc điều tra 06 vụ/08 bị can; đãnh chỉ điều tra 02 vụ/01 bị can; tạm đãnh chỉ điều tra 04 vụ/06 bị can; đang tiếp tục điều tra 23 vụ/40 bị can. Viện Kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố thụ lý 10 vụ/20 bị can; truy tố 04 vụ/04 bị can; tiếp tục thụ lý 06 vụ/16 bị can. TAND các tỉnh, thành phố thụ lý 18 vụ/56 bị cáo; đưa ra xét xử 10 vụ/21 bị cáo (Trong đó, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng 01 bị cáo; rất nghiêm trọng 03 bị cáo; nghiêm trọng 08 bị cáo; ít nghiêm trọng 09 bị cáo); chưa xét xử 08 vụ/35 bị cáo.
Tại hai Hội nghị giao ban, các đại biểu đều đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị giao ban cụm. Đây là dịp để các địa phương tự đánh giá kết quả, nhìn lại quá trình hoạt động, rút ra kinh nghiệm cho mình; đồng thời, trao đổi, học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong công tác PCTN.
Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng, cần bổ sung một số nội dung trong báo cáo tổng hợp của các cụm, như: số liệu tuyên truyền; những nhận định, đánh giá, so sánh trong các báo cáo; đưa nội dung Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) vào phương hướng trong thời gian tới. Cần thống nhất về biểu mẫu; nội dung báo cáo giữa cơ quan Thanh tra và Văn phòng Ban Chỉ đạo để tạo thuận lợi tổng hợp số liệu cho các địa phương. Cần tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách về công tác PCTN.
Từ thực tế hoạt động, Văn phòng Ban Chỉ đạo các tỉnh nêu lên một số kiến nghị:
1. Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cần cung cấp tài liệu liên quan đến Đề án đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo (Đề án 137). Sớm ban hành tài liệu tập huấn công tác nghiệp vụ PCTN cho cán bộ Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, các sở, ngành và quận, huyện.
2. Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương phối hợp với Thanh tra Chính phủ, thống nhất nội dung biểu mẫu và báo cáo về công tác PCTN theo hướng khoa học, gọn nhẹ; triển khai hướng dẫn, tập huấn thực hiện.
3. Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương đôn đốc các cơ quan có liên quan sớm ban hành các văn bản về: bảo vệ người tố cáo tham nhũng; sửa đổi, bổ sung Nghị định 158; hướng dẫn thực hiện Quỹ khen thưởng (theo Thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT-BNVTTCP ngày 06/5/2011 của Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ); có chế độ thâm niên, đãi ngộ cho cán bộ, công chức ở Văn phòng Ban Chỉ đạo các cấp về PCTN.
Vũ Hoàng Vân
(Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương)