Bến Tre: 10 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020"

Thứ Năm, 05/11/2015, 21:26 [GMT+7]
    Qua 10 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng tỉnh Bến Tre về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật ngày được nâng lên, tạo sự chuyển biến trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự tích cực tham gia phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện Nghị quyết. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của tỉnh ban hành từng bước được hoàn thiện, bám sát tình hình thực tiễn của địa phương. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai khá đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của nhân dân.
 
    Công tác kiểm tra, rà soát hệ thống VBQPPL của địa phương được tiến hành thường xuyên. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thi hành pháp luật tập trung vào những lĩnh vực có nhiều bức xúc, dư luận quan tâm. Bộ máy các cơ quan thực thi pháp luật và các thiết chế hỗ trợ khác từng bước được kiện toàn, hoạt động ổn định; chất lượng xây dựng, tuyên truyền, thực thi pháp luật được nâng lên. 
 
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị và tổng kết công tác cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2011-2015 của tỉnh Bến Tre
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị và tổng kết công tác cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2011-2015 của tỉnh Bến Tre
    Các cấp ủy đã tổ chức triển khai, Nghị quyết trong nội bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên; thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc các cấp ủy thực hiện. Qua học tập, quán triệt Nghị quyết đã nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên về nội dung, ý nghĩa trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa Nghị quyết bằng các chương trình, kế hoạch sát với tình hình, điều kiện thực tế của ngành và địa phương.
 
    Từ năm 2005 đến năm 2015, HĐND-UBND các cấp đã ban hành 6.879 văn bản thi hành pháp luật. Công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạp pháp luật được đảm bảo về mặt trình tự, thủ tục; nội dung và hình thức của văn bản từng bước được nâng lên; công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL có chuyển biến tích cực, được thực hiện thường xuyên, gắn với công tác theo dõi thi hành pháp luật, bước đầu đã hình thành cơ chế khá đồng bộ trong việc theo dõi, phát hiện, xử lý và kiến nghị hoàn thiện các VBQPPL ở địa phương. 
 
    Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn. Hầu hết các VBQPPL được triển khai thực hiện kịp thời và đầy đủ; Luật xử lý vi phạm hành chính được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh, các ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn. 
 
    Các ngành chức năng đã tổ chức trên 3.106 lượt thanh tra, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hành chính các lĩnh vực: Giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, nông nghiệp và phát triển nông thôn... Qua đó, phát hiện 135 trường hợp vi phạm, xử lý thu và nộp ngân sách nhà nước tổng số tiền 2.837,3 tỷ đồng; xử lý hành chính 865 triệu đồng. Công tác áp dụng Luật Hình sự được tuân thủ nghiêm, đã khởi tố điều tra 6.695 vụ/ 8.782 bị can. Tỷ lệ giải quyết các loại án của ngành tòa án đạt trên 95,59%, hạn chế thấp nhất án tạm đình chỉ, án quá hạn luật định. Án hình sự đã tổ chức thi hành 6.626/6.627 can phạm (chưa thi hành 01 can phạm do bị án bỏ trốn). Ngành thi hành án dân sự thụ lý 93.431 vụ việc, đã thi hành 88.177 vụ việc, còn tồn 5.254 vụ việc.
 
    Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả, hình thức PBGDPL phong phú, đa dạng.
 
    Các cơ quan, đơn vị đã đi vào hoạt động ổn định. Toàn tỉnh hiện có 19/19 sở, ngành với 48 cán bộ làm công tác pháp chế (07 chuyên trách và 41 kiêm nhiệm. 
 
    Đội ngũ cán bộ pháp luật trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu về công tác pháp luật của địa phương. Công tác TGPL từng bước được củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Trung tâm TGPL nhà nước thuộc Sở Tư pháp có 27/27 viên chức (trong đó có 07 Trợ giúp viên pháp lý), 04 Chi nhánh tại 04 huyện. Hoạt động luật sư có nhiều tiến bộ, bám sát định hướng trong Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020. Đến nay, toàn tỉnh có 35 luật sư, với 22 tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động. Hoạt động công chứng được quan tâm củng cố, kiện toàn. Toàn tỉnh hiện có 15 tổ chức hành nghề công chứng với 23 công chứng viên.
 
    Đa số cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp được được đào tạo đạt chuẩn. Phòng tư pháp huyện, thành phố được bố trí từ 03 đến 05 biên chế; 162/164 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh bố trí đủ 02 công chức tư pháp - hộ tịch, đạt tỷ lệ 98,8%, trong đó có 261/326 công chức có trình độ cử nhân luật, đạt tỷ lệ 80%.
Thiều Minh Sử 
(Ban Nội chính Tỉnh ủy Bến Tre)
;
.