Trà Vinh: Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng
Lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai, quán triệt thực hiện tốt các văn bản của Trung ương, đặc biệt là Kết luận số 10 KL/TW ngày 26-12-2016 của Bộ Chính trị được 02 cuộc, có 169 đại biểu dự; ban hành kế hoạch số 38-KH/TU ngày 13-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cụ thể hóa Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, triển khai đến các cấp ủy, chính quyền thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc cấp ủy, tổ chức Đảng và chính quyền các cấp thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thường vụ Tỉnh ủy thành lập 03 đoàn kiểm tra việc kê khai tài sản đối với cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
Một Hội nghị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh |
Các cấp, ngành triển khai, quán triệt, tuyên truyền các quy định, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các cuộc họp, các lớp tập huấn được 3.604 cuộc với 133.067 lượt người tham dự. Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trên các chuyên trang, chuyên mục, báo đài; phổ biến pháp luật trên các Website.
Tiếp tục đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo theo Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 12-6-2013 của thủ tướng Chính phủ. Ban Nội chính tỉnh ủy triển khai luật phòng, chống tham nhũng tại trường chính trị tỉnh được 01 cuộc, với 120 học viên tham dự.
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 06 văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới những quy định để làm cơ sở pháp lý cho tổ chức, cá nhân thực hiện như: Công khai hoặc niêm yết, đặt hòm thư góp ý; ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chưc làm việc trong bộ máy hành chính Nhà nước, xem đây là thước đo đánh giá, nhận xét việc chấp hành nội quy, quy chế của cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
Thực hiện Nghị định 158-NĐ/CP của Chính phủ quy định về danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các cán bộ, công chức, viên chức ở một số lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng, kết quả đã chuyển đổi được 12 người.
Thực hiện công khai minh bạch về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã công khai trong công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật…, xây dựng, ban hành nộ quy, quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan bảo đảm thực hiện đúng quy định của Nhà nước trong quản lý và sử dụng tài sản, ngân sách. Việc công khai minh bạch về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước được thực hiện nghiêm, bước đầu mang lại hiệu quả. Đồng thời, tổ chức 02 cuộc kiểm tra tại 02 đơn vị về công tác cải cách hành chính, công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức và những nguời hoạt động không chuyên trách trong bộ máy chính quyền. Kết quả kiểm tra các đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Các cấp ủy, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt Quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ về tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng. Trong quý I, có 10 lượt cán bộ, chiến sĩ không nhận hối lộ, với số tiền 2.400.000 đồng.
Công tác cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý, thanh toán và trả lương qua tài khoản, thực hiện cơ chế "một cửa" và niêm yết công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí tại cơ quan hành chính Nhà nước các cấp thực hiện theo quy định. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đều ứng dụng công nghệ thông tin ở mức độ khác nhau; nhất là việc sử dụng có hiệu quả hệ thống văn phòng điện tử IDESK dùng chung cho tỉnh.
Trần Hoàng Kiếm