Thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2015

Thứ Tư, 15/07/2015, 11:05 [GMT+7]
    Triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản yêu cầu các Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tiếp tục phổ biến các quy định của Hiến pháp năm 2013 có liên quan đến phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành trong năm 2014, 2015; quy định pháp luật về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19-6-2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09-01-2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; kinh nghiệm, gương điển hình về đấu tranh phòng, chống tham nhũng; các hoạt động phòng, chống tham nhũng khác được Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai.
 
Một Hội nghị triển khai Chương trình công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Thành phố Hồ Chí Minh
Một Hội nghị triển khai Chương trình công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Thành phố Hồ Chí Minh
    Các Sở, ban, ngành, địa phương chủ động lựa chọn hình thức phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng phù hợp với đối tượng, tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương để đạt hiệu quả cao nhất, như: tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; hội nghị giới thiệu, phổ biến pháp luật; phát hành tờ gấp, treo băng rôn, pano, áp phích; xây dựng chương trình, chuyên mục phòng, chống tham nhũng trên báo, đài, công thông tin điện tử; công bố công khai thủ tục hành chính, mức phí, lệ phí hoặc phổ biến tại các buổi sinh hoạt, quán triệt, họp cơ quan, đơn vị.
 
    Các hoạt động cụ thể gồm: Tổ chức tập huấn, nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề liên quan đến pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Lồng ghép bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Phổ biến pháp luật và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên báo chí, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử; thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, thiết thực phục vụ yêu cầu phòng, chống tham nhũng của Sở, ngành, địa phương; đăng tải tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên báo chí, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tổ chức biên soạn, cung cấp thông tin, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Hưởng ứng cuộc thi “Gương sáng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên báo chí” do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động.
 
    Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, quận, huyện; các Sở, ban, ngành tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức.
 
    Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, Phòng Tư pháp các quận, huyện phối hợp Công đoàn Viên chức Thành phố, Liên đoàn Lao động quận, huyện tổ chức phổ biến các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
 
    Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Các cơ quan, đơn vị xây dựng mô hình điểm gồm: tất cả các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện (mỗi quận, huyện chọn 01 cơ quan, tổ chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và 01 xã, phường, thị trấn). Đối với các Sở, ban, ngành, quận, huyện đã xây dựng mô hình điểm thì tiếp tục mở rộng điểm chỉ đạo…
Tuấn Nghĩa
(Ban Tuyên giáo Trung ương)
;
.