Phú Thọ: Tạo chuyển biến trong công tác phòng, chống tham nhũng

Thứ Sáu, 13/06/2014, 13:39 [GMT+7]
Ngày 12-6-2014, Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức Hội nghị về công tác phòng, chống tham nhũng dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Vụ Địa phương, Vụ Phòng, chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương cùng 160 đại biểu các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và các cơ quan nội chính, Mặt trận Tổ quốc, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư tỉnh, Bí thư, Chủ tịch các Quận ủy, Huyện ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh.   
Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị
Thời gian qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm, chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng gắn với phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, theo đó đã ban hành nhiều Kế hoạch, Thông báo, Kết luận, Công văn chỉ đạo việc thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng đến các ban, ngành, địa phương. 
Năm 2013 đến nay,  toàn tỉnh đã tổ chức 54 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; mở 28 chuyên mục Pháp luật và đời sống trên Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh; 67 chuyên mục trên báo Phú Thọ và tổ chức 187 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tới các xã, bản vùng cao. Cấp ủy các cấp đã tiến hành kiểm tra đối với 1.827 tổ chức đảng, 551 đảng viên; giám sát 691 tổ chức đảng, 333 đảng viên. Kết quả kiểm tra, giám sát có 37 tổ chức đảng và 33 đảng viên có khuyết điểm, vi phạm bị xử lý. Thanh tra 419 cuộc, kiểm tra 893 đon vị trên các lính vực: quản lý sử dụng ngân sách Nhà nước, đất đai, đầu tư cơ bản, các dự án kinh tế - xã hội… đã phát hiện 545 đơn vị có sai phạm về kinh tế với số tiền 77 tỷ 501 triệu đồng; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách 26 tỷ 527 triệu đồng va 68.732m2 đất. Công an tỉnh dã thụ lý, giải quyết 12 vụ/29 bị can, trong đó khảo tố 10 vụ/12 bị can về các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ, tội lạm dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ; thu hồi 5 tỷ đồng. Tòa án nhân dân 2 cấp xét xử sơ thẩm 6 vụ/25 bị can về các tội tham nhũng.
Tiến độ, chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được đẩy nhanh, đảm bảo sự nghiêm minh đúng quy định của pháp luật. Các trường hợp đưa ra truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội với mức hình phạt nghiêm khắc; không có vụ án tham nhũng nào bị cáo được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.
Bên cạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, Ban thường vụ tỉnh ủy tập trung kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng. Ban Nội chính Tỉnh ủy mới thành lập nhưng đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng. Ban đã tiến hành kiềm tra việc tiếp nhận, xử lý tin báo tố giá tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế chức vụ tại 6 đơn vị trong tỉnh. Kịp thời phát hiện và đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết và xử lý nghiêm những vụ việc, vụ án tham nhũng mới phát sinh. Tiến hành nắm tình hình theo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về xử lý một số vụ việc liên quan đến sai phạm trong quản lý tài chính, quản lý đất đai trên địa bàn một số huyện, thành, thị. Ban Nội chính cũng đã chủ động phối hợp với Công an, Viện Kiểm sát tỉnh nắm tình hình nợ xấu, việc khách hàng tự ý bán tài sản bảo đảm tại 12 Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh làm ảnh hưởng lớn tới môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Ban tổng hợp báo cáo và tham mưu với Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan chức năng và hệ thống chính trị thực hiện các biện pháp nhằm ổn định tình hình, tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng và doanh nghiệp, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. 
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng ở Phú Thọ còn bộc lộ nhiều hạn chế: Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thời gian qua không phát hiện được vụ việc, vụ án tham nhũng nào, điều này không phản ánh đúng diễn biến thực tế về tình trạng tham nhũng ở địa phương. Vì sợ ảnh hưởng tới thành tích, uy tín cá nhân, nhiều lãnh đạo, quản lý đã không tích cực, chủ động phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Cán bộ làm công tác  phòng, chống tham nhũng cấp huyện, ở các sở, ban, ngành còn thiếu, còn yếu về năng lực, trình độ nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn hiện nay…
Các tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội nghị đã làm rõ những nguyên nhân của những hạn chế của các tổ chức đảng, người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng;  việc công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhằm phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; yếu kém trong công tác kiểm tra, giám sát phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới. 
Đồng chí Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, Phát biểu kết luận Hội nghị.
Đồng chí Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, Phát biểu kết luận Hội nghị.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban Nội chính Tỉnh ủy nghiên cứu sâu hơn các ý kiến đóng góp của các đại biểu, từ đó tham mưu, đề xuất và xây dựng kế hoạch công tác sát thực, phù hợp với tình hình của địa phương; Trong các cuộc họp thường kỳ của các tổ chức, cơ sở đảng phải có nội dung phòng, chống tham nhũng, định kỳ đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của  cấp ủy về công tác này và sẽ lấy đây làm tiêu chí đánh giá cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng; Rà soát các văn bản phòng, chống tham nhũng mà tỉnh đã ban hành, nếu thấy không phù hợp phải dỡ bỏ; Tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể và nhân dân đối với các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương; Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, đồng chí hy vọng công tác phòng, chống tham nhũng ở Phú Thọ sẽ có những chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.
Cù Tất Dũng
 
;
.