Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên

Thứ Ba, 22/08/2017, 10:44 [GMT+7]
    Chiều 21-8, tại Hà Nội, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Công tác quần chúng Trung ương chủ trì Hội nghị góp ý dự thảo Đề án “Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”. 
 
    Các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lâm Phương Thanh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội cùng dự Hội nghị. 
 
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Công tác quần chúng Trung ương phát biểu tại Hội nghị
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Công tác quần chúng Trung ương phát biểu tại Hội nghị
    Đề án nhằm nghiên cứu xây dựng quy định, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân trong tham gia kiểm tra, giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; góp phần chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái trong nội bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. 
 
    Chủ thể giám sát là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Thanh tra nhân dân; thông qua việc phát giác, tố giác, phản ánh, tố cáo, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền. 
 
    Các ý kiến phát biểu tại Hội nghị thống nhất cho rằng, hoạt động kiểm tra, giám sát phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Ngoài ra, việc kiểm tra, giám sát cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội với chính quyền, các cơ quan, tổ chức có liên quan; không làm cản trở hoặc ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, hoạt động của tổ chức, cá nhân, gia đình người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định. 
 
    Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Công tác quần chúng Trung ương bên cạnh việc nhấn mạnh mục tiêu của Đề án, đã nhấn mạnh, cần làm rõ câu hỏi: Ai là người kiểm tra, giám sát? Theo đó, chủ thể giám sát không chỉ có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải là việc làm của toàn dân, phát huy được sức mạnh của nhân dân; đồng thời, cần đảm bảo tính khả thi trong cơ chế kiểm tra, giám sát người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; căn cứ trên các luật và quy định hiện hành để không bị chồng chéo, trùng lắp, dàn trải, tùy tiện. 
 
    Cần đảm bảo tính khả thi trong cơ chế kiểm tra, giám sát người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; căn cứ trên các luật và quy định hiện hành để không bị chồng chéo, trùng lắp, dàn trải, tùy tiện. Ngoài ra, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phải được thực hiện thường xuyên trong nội bộ mỗi tổ chức, cán bộ, đảng viên; gắn việc tu dưỡng, rèn luyện với thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần giải quyết những vấn đề nội bộ của địa phương. Chủ thể giám sát phải lựa chọn cách thức phù hợp đối với việc giám sát thường xuyên và đột xuất; khi có vấn đề được nhân dân phản ánh cần vận hành kịp thời quy trình kiểm tra, giám sát; thực hiện cơ chế liên quan về giải quyết vấn đề sau giám sát
 
    Cùng với đó, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phải được thực hiện thường xuyên trong nội bộ mỗi tổ chức, cán bộ, đảng viên; gắn việc tu dưỡng, rèn luyện với thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần giải quyết những vấn đề nội bộ của địa phương. Chủ thể giám sát phải lựa chọn cách thức phù hợp đối với việc giám sát thường xuyên và đột xuất; khi có vấn đề được nhân dân phản ánh cần vận hành kịp thời quy trình kiểm tra, giám sát; thực hiện cơ chế liên quan về giải quyết vấn đề sau giám sát.
 
    Đồng chí Trương Thị Mai ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu; đề nghị Ban Chỉ đạo Đề án tiếp thu, nghiên cứu các ý kiến; hoàn thiện dự thảo Đề án trình Ban Bí thư. 
                                                                                              P.V
;
.