Vĩnh Phúc: Tăng cường tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thứ Năm, 11/09/2014, 09:41 [GMT+7]
(BNCTW) - Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa ban hành Thông tri số 28- TT/TU về việc lãnh đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 35- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 
Đoàn công tác Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương làm việc tại Vĩnh Phúc
Đoàn công tác Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương làm việc tại Vĩnh Phúc
Theo đó, để quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 35- CT/TW, ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 
Tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35- CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng nâng cao trách nhiệm của cơ quan thanh tra và của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quy định rõ trách nhiệm, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước, lấy hiệu quả của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo làm tiêu chí đánh giá năng lực, kết quả công tác.
Người đứng đầu tổ chức đảng, chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải trực tiép lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tình hình khiếu nại, tố cáo và công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân theo quy định của Luật tiếp công dân, gắn việc tiếp công dân với xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Chú trọng tiếp công dân tại cơ sở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân. Chủ động đối thoại, vận động, thuyết phục công dân để giải quyết, tháo gỡ triệt để khiếu kiện, bức xúc của nhân dân.
Khi phát sinh khiếu nại, bố cáo đông người, phức tạp, người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ nội dung, nguyên nhân, xem xét toàn diện các khía cạnh pháp lý và thực tiễn; tổ chức đối thoại cộng khai với người khiếu kiện để giải quyết sát thực tế sự việc, thấu tình, đạt lý. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để cố ý vi phạm pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm ban hành quyết định xử lý khiếu nại, tố cáo đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, đúng pháp luật, đồng thời phải chỉ đạo thi hành nghiêm quyết định xử lý.
Các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, toà án, công an nâng có trách nhiệm trong việc chủ trì, phối hợp xử lý theo thẩm quyền, giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Khắc phục tình trạng trong chuyển đơn lòng vòng, không có trách nhiệm.
 Đại biểu các cơ quan dân cư, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội các cấp cần tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phát huy vai trò giám sát tại cộng đồng; tăng cường giám sát việc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Mặt trận Tổ quốc và các đoan thể nhân dân cần làm tốt vai trò đại diện quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, đoàn viên, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi có tranh chấp. Giải thích, thuyết phục công dân chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận, quyết định xử lý tố cáo đã được xác định đúng chính sách, pháp luật. Đẩy mạnh công tác hoà giải, đối thoại, vận động thuyết phục công dân chấm dứt khiếu nại, tố cáo không đúng; làm giảm tranh chấp, khiếu nại, tố cáo từ cơ sở.
Giao ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Đảng ủy Công an tỉnh, thanh tra tỉnh, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân, Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tri và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết khniếu nại, tố cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định.
                                                                         Thu Huyền
;
.